10 năm sau vụ khủng bố 11/9: Còn đó những nỗi lo
Vụ khủng bố tấn công vào tòa tháp đôi ngày 11/9 năm ấy đã được dư luận thế giới nhận xét: Nó không chỉ là vết nhơ đối với nước Mỹ mà là một trang đen tối nhất trong lịch sử các vụ khủng bố đẫm máu nhất của nhân loại. Sau 10 năm, nước Mỹ qua 2 đời Tổng thống đã chi hàng ngàn tỷ USD cho cuộc chiến chống khủng bố nhưng bóng đen của khủng bố quốc tế vẫn là nỗi lo đối với người dân Mỹ.
Tiếp nối những nỗi đau
Trong cuộc đời làm báo, tôi có may mắn 2 lần được đặt chân đến nước Mỹ. Cả 2 chuyến đi ấy tôi đã có dịp được đến thăm thành phố New York và đều dành thời gian đến thăm khu vực tòa tháp đôi, nơi đã từng xảy ra vụ khủng bố 11/9/2001. Lần đầu vào mùa hè năm 2005. Khi ấy toàn bộ khu vực này vẫn còn là bãi đất trống được quây bọc bởi các tấm tôn. Còn lần 2 vào cuối tháng 9/2009. Thời điểm này, tại thành phố
Đó là những tảng bê tông, những thanh sắt khổng lồ quăn queo, hình ảnh những người lính cứu hỏa, các xe cứu thương bị hư hỏng nặng khi làm nhiệm vụ sơ cứu nạn nhân; xác những chiếc xe taxi được thu nhặt tại hiện trường, toa tàu điện ngầm thành bãi phế liệu; các trụ sắt của tòa tháp đôi cho đến các mảnh kim loại, các lon nước ngọt mang nhãn hiệu Pepsi mà các nạn nhân còn đang uống dở…
Ngoài ra, triển lãm còn trưng bày 1.500 bức ảnh do 750 nhiếp ảnh gia gửi tặng về những gì diễn ra sau vụ khủng bố. Cùng với sự kiện trên, Công ty Xây dựng Port Authority ở New York còn đang bảo quản 1.800.200 các đồ vật khác thu được từ đống đổ nát của tòa tháp đôi, coi đó như một bảo tàng sống động, để góp phần cảnh báo những hiểm họa của các vụ khủng bố.
Có một chi tiết nữa mà chúng tôi thu thập được là sau khi bọn khủng bố tấn công tòa tháp đôi, nước Mỹ và chính quyền thành phố New York đã phải huy động 50.000 người, bao gồm các nhân viên cứu hỏa, cảnh sát, y tế, công nhân xây dựng, nhân viên vệ sinh, môi trường và những người tình nguyện đến hiện trường để khắc phục những hậu quả do bọn khủng bố gây ra.
Rất tiếc nhiều người trong số họ đã trở thành những nạn nhân tiếp theo của vụ khủng bố đẫm máu trên. Theo thống kê của các ngành chức năng ở Mỹ công bố thì ngoài các nạn nhân bị chết và mất tích do bọn khủng bố gây ra còn hơn 300 lính cứu hỏa, các nhân viên y tế và 817 người tham gia dọn dẹp đống đổ nát đã chết. Trong số đó có 1/3 số người chết vì chứng bệnh ung thư dạ dày, gan, phổi, họng. Hơn 30 người tự tử do bế tắc về cuộc sống và sức khỏe.
Tác giả và nhà báo Nguyễn Phương (ngoài cùng bên phải) chụp ảnh kỷ niệm với các công nhân xây dựng công trình tòa tháp mới của Trung tâm Thương mại New York. |
Theo Sở Y tế New York thì trong số 19.000 người tham gia cứu hộ ngày 11/9 hiện đang gặp trục trặc về sức khỏe, cứ 8 người lại có một người bị chấn thương về tâm lý. Từ thực trạng ấy, Hội đồng Lao động và một số nghị sĩ thành phố
Dự án luật được mang tên James Zadroga (tên một cảnh sát ở
Được biết tiến sĩ John Howard trước đó từng làm Giám đốc chương trình sức khỏe Trung tâm Thương mại thế giới từ thời Chính phủ Bush. Ông cũng là quan chức đầu tiên của Mỹ thừa nhận nhiều người cứu trợ sau vụ khủng bố 11/9 bị nhiễm độc. Rất tiếc sau đó ông đã bị thải hồi vào tháng 7/2008.
Chưa hết, sau 10 năm xảy ra vụ khủng bố vào Trung tâm Thương mại thế giới ở New York và Lầu Năm Góc ở thủ đô Washington D.C, đúng như dư luận thế giới nhận xét: Nó kéo Mỹ vào 2 cuộc chiến tranh hao người, tốn của ở Afghanistan và Iraq. Cũng giống như cuộc chiến tranh ở Việt Nam trước đây, tại 2 mặt trận này, nước Mỹ đã phải chi ra một món tiền khổng lồ lên đến con số: Hàng nghìn tỷ USD; trong đó chi cho các hoạt động quân sự ở Iraq hơn 700 tỷ USD và hơn 200 tỷ ở Afghanistan.
Điều đáng nói là chi phí cho các hoạt động quân sự tại 2 chiến trường này trên thực tế đang tăng theo cấp số nhân với mức tăng trung bình từ 93 tỷ USD/năm trong giai đoạn 2003 - 2005 lên 120 tỷ USD năm 2006 và 187 tỷ USD năm 2008. Ngoài ra, nước Mỹ còn phải chi 51 tỷ USD cho các hoạt động ngoại giao và viện trợ cho Iraq, Afghanistan và các nước đang cùng hội, cùng thuyền với Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố; trong đó 16 tỷ USD đã được chuyển giao cho quỹ tái thiết Iraq.
Chưa xong, sau vụ khủng bố 11/9/2001, một bộ mới đã được hình thành trong Chính phủ Mỹ. Đó là Bộ An ninh nội địa. Theo tính toán, chi phí để nuôi bộ máy của bộ này mỗi năm cũng ngốn của ngân sách Mỹ hết 40 tỷ USD. Thế nhưng qua các cuộc điều tra xã hội cho thấy: Một nửa số người dân Mỹ vẫn tin rằng, 2 cuộc chiến tranh do Mỹ phát động tại Iraq và Afghanistan đã làm cho số phần tử cực đoan và khủng bố tăng lên.
Gần một nửa số người được hỏi ý kiến cho rằng, cuộc chiến tranh ở
Tòa tháp đôi được xây dựng lại ra sao?
Có mặt tại công trường xây dựng Trung tâm Thương mại thế giới (WTC) mới vào đêm cuối cùng (29/9/2009) của chuyến công tác tại thành phố New York, nếu như ở Hà Nội vào thời điểm này, trời mát mẻ thì nhiệt độ ngoài trời ở New York lúc này đã xuống khá thấp. Sau một ngày hối hả và sôi động, đường phố New York vào giờ này đã tương đối bình lặng, mặc dù ở nơi này, đường phố kia nhiều cửa hàng, cửa hiệu, hàng ăn vẫn mở và chào đón du khách.
Nhờ có chiếc xe ôtô của gia đình anh Khoa, một Việt kiều đang sinh sống ở New York, chúng tôi đi một vòng qua khuôn viên công trường xây dựng được che chắn bởi các tấm tôn khổ lớn, rồi dừng lại ở một góc phố - nơi có các kỹ sư, công nhân xây dựng đang làm việc.
Tại bức tường bên kia con phố, đối diện với cổng chính vào công trường, giờ đây người ta phác họa lên đó một bức tranh lớn bằng chất liệu gốm sứ màu nâu mô tả về cuộc chiến khắc phục đống đổ nát do sự sụp đổ của tòa tháp đôi để lại; cạnh đó là một tấm panô to in ảnh của 343 lính cứu hỏa và các nhân viên y tế tử nạn. Dưới chân bức tường chất đầy những bó hoa còn tươi mới, chỉ thiếu những nén nhang được thắp lên để tưởng nhớ các nạn nhân như ở Việt
Các kỹ sư, công nhân xây dựng công trường khi thấy chúng tôi giới thiệu là các nhà báo Việt
Các tòa tháp khi hoàn thành và đưa vào sử dụng đều thân thiện với môi trường và đều được sử dụng những công nghệ và tiêu chuẩn an toàn vào loại bậc nhất hiện nay. Theo đó, tòa tháp đầu tiên được mang tên là "Tháp tự do" với chiều cao 541 mét gồm 82 tầng do kiến trúc sư Santiano thiết kế đã và đang được xây dựng. Tại đây có đài tưởng niệm các nạn nhân của vụ khủng bố 11/9/2001.
Theo dự kiến của các nhà chỉ huy thi công thì tòa tháp này sẽ hoàn thành vào năm 2011, thời điểm mà nước Mỹ tưởng niệm 10 năm ngày diễn ra vụ khủng bố. Ba tòa tháp còn lại do các kiến trúc sư người Anh và Nhật Bản thiết kế. Theo những người đang thi công công trình này thì tổng kinh phí xây dựng khoảng 16 tỷ USD. Theo đó tòa tháp thứ hai cao 79 tầng, nổi bật lên với khung pha lê và được đính hình viên kim cương, tạo ra một dốc đứng cao vút, dự kiến hoàn thành vào năm 2013. Hai tòa tháp cuối cùng, một tòa cao 71 tầng, 1 tòa cao 64 tầng dự kiến hoàn thành vào năm 2012.
Để ráp nối với các tòa tháp này, chính quyền thành phố
Vào thời điểm này, mặc dù không khí lao động rất khẩn trương, song dư luận cũng lo ngại khả năng hoàn tất tòa tháp tự do và các công trình phụ trợ vào năm 2011 để kịp cho lễ tưởng niệm 10 năm kể từ sau khi vụ khủng bố xảy ra xem ra khó hoàn thành.
Tờ Nhật báo phố Wall đưa tin: Tiến trình xây dựng tòa tháp tự do nhiều khả năng bị chậm từ 1 - 3 năm so với dự kiến ban đầu. Nguyên nhân của sự chậm trễ như bài báo này lý giải là do bản thiết kế trước đó cũng phải chỉnh sửa nhiều lần; giá vật liệu như sắt, thép, xi măng, năng lượng bị đội lên nhiều lần. Nhiều khả năng tổng kinh phí xây dựng công trình này sẽ bị đội thêm khoảng 3 tỷ USD.
Được biết, người khởi xướng dự án khổng lồ này là một doanh nhân bất động sản nổi tiếng ở Mỹ - ông Larry Silverstein. Ông đã từng bỏ tiền ra thuê toàn bộ tòa tháp đôi 2 tháng trước khi bị bọn khủng bố tấn công. Sau khi nhận được tiền bồi thường từ các công ty bảo hiểm, với tư cách là chủ sở hữu tòa nhà, ngay lập tức ông đã bắt tay ngay vào điều hành công việc tái thiết.
Ông thuê nhóm thiết kế là những kiến trúc sư tài năng nhất thế giới. Trong suốt một thời gian dài, họ đã làm việc miệt mài, sáng tạo và đưa ra một bản thiết kế hoàn hảo. Ông chủ dự án xây dựng này khẳng định: Khi toàn bộ công trình hoàn tất và đưa vào sử dụng nó sẽ long lanh như một viên kim cương trên bầu trời
Lần ấy sau khi thăm công trường và tiếp xúc với những người thợ xây dựng công trình trên đường trở về khách sạn, tự nhiên lòng tôi trĩu nặng bởi một suy nghĩ: Phải chăng lòng thù hận đã biến thành một tội ác gây ra một thảm kịch cho nhân loại mà đời này qua đời khác, người ta vẫn còn nhắc đến?!