Vì sao Nguyễn Hữu Vinh bị bắt ?

Thứ Bảy, 10/05/2014, 18:15
Ngày 5/5, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã thực hiện lệnh bắt,  khám xét khẩn cấp ông Nguyễn Hữu Vinh (tức “anhbasam” 58 tuổi, trú tại Tòa nhà G03-Khu đô thị Ciputra, Hà Nội) và bà Nguyễn Thị Minh Thúy (34 tuổi, trú tại Thành Công, Hà Nội) về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân  theo Điều 258 Bộ luật hình sự.

Ông Nguyễn Hữu Vinh (56 tuổi) quê quán tại Quảng Trị. Ông Vinh là con của ông Nguyễn Hữu Khiếu, Ủy viên Trung ương Đảng khóa III, khoá IV, nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động, Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Liên Xô, đã mất năm 2005. Bản thân ông Vinh cũng từng theo học và phục vụ trong ngành Công an và trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau. Tháng 11-1999, ông Vinh viết đơn xin ra khỏi ngành và từ năm 2000 đến thời điểm bị bắt, ông Vinh là Giám đốc Công ty TNHH Điều tra và bảo vệ V (viết tắt là VPI), địa chỉ tại số 5, ngách 2, ngõ 4 D, Đặng Văn Ngữ, phường Trung Tự, quận Đống Đa (Hà Nội).

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống cách mạng, bản thân cũng được học tập và rèn luyện dưới mái trường xã hội chủ nghĩa nhưng chỉ vì những suy nghĩ lệch lạc, ông Vinh đã có hành động đi ngược lại với quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia. Từ năm 2009 đến nay, ông Vinh đã thành lập và quản lý 12 địa chỉ tên miền, lấy tên “Anh Ba Sàm” và “Chép Sử Việt” đã đăng tải hàng chục nghìn bài viết, trong đó có những bài viết mang luận điệu chống phá, đi ngược lại với chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước.

Quá trình xác minh, cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an xác định: Thời gian đầu, ông Vinh thường xuyên viết và tự đăng tải bài viết lên trang mạng này đồng thời dẫn lại link từ các trang khác. Đến năm 2012, ông Vinh đã rủ Nguyễn Thị Minh Thúy, nguyên là nhân viên cũ của ông Vinh tại Công ty TNHH Điều tra và Bảo vệ - VPI, về làm cùng và giao cho Thúy quản trị trang web anhbasam. Về nhân thân của Thúy, nghề nghiệp chỉ là nội trợ. Sau đó, Thúy từng là kế toán của Công ty TNHH Điều tra và Bảo vệ (viết tắt là VPI) do ông Vinh làm giám đốc. Với sự giúp sức của Thúy, ông Vinh ngoài hành vi đăng tải các bài viết chống phá Nhà nước, còn gửi nhiều email trao đổi thông tin với các đối tượng cầm đầu số phần tử chống đối Nhà nước đang sinh sống tại nước ngoài.

Cơ quan chức năng thuộc Bộ Công an đã phát hiện hành vi sai phạm của ông Vinh và Thúy, trong việc đăng tải các bài viết có nội dung xấu, các thông tin sai lệch làm giảm uy tín, mất lòng tin trong nhân dân về cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội trên mạng Internet. Theo đó, lực lượng chức năng đã nhiều lần gặp gỡ, thuyết phục ông Vinh dừng việc đăng tải những bài viết có nội dung chống lại Đảng, Nhà nước, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhưng ông Vinh vẫn tiếp tục đăng tải nhiều bài viết vi phạm. Theo kết quả xác minh thì mỗi ngày, ông Vinh đăng tải khoảng 10 bài viết và dẫn lại link nhiều bài viết khác có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước.  

Hành vi phạm tội này càng thể hiện rõ nét khi vào thời điểm cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an tiến hành bắt, khám xét khẩn cấp,  ông Vinh và Thúy cũng đang liên lạc với một số trang mạng, cũng như một số đối tượng cầm đầu nhóm người có hành động chống phá Nhà nước, đưa những bài viết có nội dung sai sự thật, chống phá Nhà nước lên mạng Internet. Quá trình khám xét, cơ quan An ninh điều tra cũng thu được nhiều tài liệu, bài viết liên quan của ông Vinh và Thúy.

Như vậy là hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm quyền và lợi ích của Nhà nước của ông Nguyễn Hữu Vinh và Phạm Thị Minh Thúy đã rõ ràng. Ngay sau khi ông Nguyễn Hữu Vinh bị bắt, một số đối tượng đã tung tin đồn thất thiệt về lý do ông Vinh bị bắt…Điều này không đúng với bản chất của sự việc

PV
.
.
.