Những cuộc tình “vượt biên” không hôn thú
“Thì ra hôn nhân bên cạnh sự đồng ý của “hai người”, hai gia đình còn phải có “tấm giấy hồng” của cán bộ xã giao cho mới hợp pháp!”. Hàng chục năm nay, có hàng trăm nam thanh, nữ tú ở tuyến biên giới Việt - Lào qua hai huyện Đakrông, Hướng Hóa (Quảng Trị) đã nên vợ nên chồng với nhau nhưng do thiếu hiểu biết đã không đăng ký kết hôn theo qui định, khiến họ gặp không ít khó khăn trong cuộc sống.
Trong căn nhà sàn cheo leo sườn dốc ở bản Ra Man, xã Xy, huyện Hướng Hóa, hai vợ chồng anh Hồ Ra Seng (31 tuổi), chị Hồ Ta Lư (27 tuổi), người thì cặm cụi thổi cơm, người chăm con. Kể chuyện đời mình, giọng anh Seng trầm trầm pha chút rụt rè: “Mình lớn lên ở đây, quen với việc đi rừng, làm cây lúa rẫy. Mấy năm đi qua bên bản Ổi (Lào) để giúp bà con bên ấy, mình gặp vợ mình bây giờ”.
Anh Seng và chị Lư cưới nhau 5 năm, thì đã có với nhau đến ba mặt con. Con đông, làm nương rẫy kinh tế khó khăn, song lúc nào hai vợ chồng cũng đầy ắp niềm hạnh phúc. Chị Lư ôm con nhỏ ngồi bên chồng, nghe chồng kể chuyện, cứ tủm tỉm cười mãn nguyện. Hỏi về những cuộc tình “vượt biên”, anh Hồ Văn, Phó Chủ tịch UBND xã Xy cho hay: Hiện địa phương có hơn 20 cặp vợ chồng hôn nhân có yếu tố nước ngoài, chủ yếu là Việt Nam và người Lào lấy nhau.
Câu chuyện của vợ chồng ông Hồ Văn Thưm, bà Kan Lịch, thôn Cu Tài 2, xã A Bung, huyện Đakrông khiến người nghe cảm động. Ở vào tuổi 72, song ông bà vẫn còn khá minh mẫn và hài hước khi kể về chuyện tình cảm của mình. Ông Thưm nói tiếng Kinh chậm như nhặt hạt: “Trước đây mình sinh sống ở Việt
![]() |
Vợ chồng Hồ Ra Seng có với nhau ba mặt con mới biết đến tờ hôn thú. |
Những cặp vợ chồng trên không phải họ không tôn trọng pháp luật nhưng đa phần đều thiếu hiểu biết. Với họ, một đám cưới đầy đủ thủ tục gồm gia đình hai bên chung nhau chén rượu nhạt và có sự chứng kiến của già làng, trưởng bản là đủ! Bởi vậy, khi tôi hỏi anh Hồ Văn Seng sao trước ngày cưới không đi làm giấy đăng kí kết hôn? Ngẩn người giây lát, anh bảo: “Vừa rồi vợ chồng mình được cán bộ xã cấp giấy chứng nhận kết hôn đấy”! Ông Thưm, bà Lịch cũng vậy, cách đây mười năm họ mới biết đến tờ giấy kết hôn.
Ông Thưm bồi hồi nhớ lại: “Ngày lấy bà ấy mình có biết gì đến thủ tục này đâu. Sau đêm đi sim hát điệu Xà Nớt trao duyên rồi cầm tay bà ấy về thưa với gia đình. Hai bên tổ chức lễ cưới có sự chứng kiến của trưởng bản, già làng. Cứ nghĩ rứa là hoàn thành rồi. Ai ngờ lúc đến cuối đời khi đã có con đàn cháu đống mới biết rằng gần cả cuộc đời trôi qua hai chúng tôi vẫn chưa thành vợ thành chồng theo pháp luật. Ngày được cán bộ xã trao giấy rồi hai vợ chồng điểm chỉ vào đó, thấy vui cái bụng lắm!”.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện 18 xã, thị trấn khu vực biên giới tỉnh Quảng Trị có trên 200 hộ người Lào nhập cư, khoảng 150 trường hợp người Lào kết hôn với người Việt Nam nhưng không đăng ký kết hôn. Các trường hợp có quan hệ hôn nhân này đều đã có con chung, tài sản chung, có nhiều trường hợp công dân Lào đã sinh sống ổn định lâu dài tại Việt
Thế nhưng, không mấy cặp vợ chồng ở tuyến biên giới này chấp hành đúng quy định đó. Điều đó kéo theo nhiều hệ lụy liên quan đến quyền lợi của chính họ, bởi không phải cuộc hôn nhân nào cũng thuận buồm xuôi gió. Và một khi đã đổ vỡ, sự thiệt thòi luôn thuộc về người phụ nữ và những đứa trẻ vô can.
Nhằm hỗ trợ giải quyết tình trạng kết hôn chưa hợp pháp nói trên, mới đây, Hội Luật gia tỉnh Quảng Trị đã triển khai dự án “Hỗ trợ pháp lý và thúc đẩy thực thi pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới đối với người dân tộc thiểu số tại Quảng Trị”. Theo đó, hiện đã có 226 trường hợp hôn nhân có yếu tố nước ngoài đã được cấp giấy chứng nhận kết hôn.