Trà Vinh khai thác, cải tạo đất nông nghiệp còn nhiều bất cập

Thứ Sáu, 28/12/2012, 15:47
Những năm gần đây, trước tình hình đô thị hóa ngày càng cao, đòi hỏi nguồn vật liệu dùng trong san lấp mặt bằng, làm gạch, phục vụ cho xây dựng đã trở nên quá tải. Tại các vùng nông thôn Trà Vinh đang diễn ra tình trạng “tận thu” nguồn vật liệu trên, thông qua hình thức khai thác lớp đất mặt, đất sét dưới dạng cải tạo đất nông nghiệp trên những mảnh đất giồng cát, ruộng lúa cao…

Tình trạng này đã gây ra nhiều bất cập cho địa phương về công tác quản lý khai thác nguồn vật liệu trên dưới dạng cải tạo đất nông nghiệp. Với lý do được nông dân đưa ra là nhằm để cải tạo lớp đất mặt ở đất sản xuất nông nghiệp do đất gò thường thiếu nước vào mùa khô hay để chuyển đổi sang nuôi thủy sản…

Từ đó hàng trăm ha đất mặt được nông dân “thoải mái” đào bán cho các lò gạch, hoặc san lấp mặt bằng công trình xây dựng. Bình quân mỗi ha đất sét (bán cho lò gạch) có giá dao động từ 70 - 150 triệu đồng. Sau khi cào bỏ lớp đất mặt khoảng 0,1 - 0,2 m, lượng đất sét được lấy sâu xuống từ 0,4-0,5m. Còn đất dùng trong san lấp mặt bằng, được tận dụng cả lớp đất bề mặt trên ruộng và sâu khoảng 0,5m, giá bán dao động 30-35 triệu đồng/ha.

Từ lợi nhuận trên, nhiều nông dân đã đổ xô bán lớp đất mặt. Chỉ tính riêng trong 2 năm (2010-2012), trên địa bàn huyện Châu Thành (Trà Vinh) đã mất đi khoảng 250-300 ha lớp đất mặt, được nông dân bán cho các chủ lò gạch và san lấp mặt bằng. Trong đó, tập trung nhiều ở các xã Song Lộc, Lương Hòa, Nguyệt Hóa, Hòa Thuận và Hòa Lợi.

Đất mặt được nông dân bán cho chủ lò gạch, làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Bà Huỳnh Thị Thu, một chủ ruộng bán đất sét cho lò gạch ở xã Song Lộc, cho biết: Các chủ cối đến mua đất sét trong ruộng với giá khá cao, khoảng 13-15 triệu đồng/1.000 m2 (ruộng nằm gần nơi vận chuyển); nếu nằm hơi xa, giá khoảng 7-9 triệu đồng/1.000 m2. Do thấy các hộ xung quanh ai cũng bán nên gia đình cũng phải theo, nếu không bán thì ruộng của mình bị cao hơn, nước khó vào ruộng để làm lúa, nhất là vào mùa khô.

Tình trạng lấy đất mặt để sản xuất gạch, ngói sẽ gây thiệt hại lớn cho xã hội, đặc biệt là làm cạn kiệt độ phì nhiêu của đất. Ngoài ra, còn tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp đối với những hộ chung quanh. Bởi, nếu một hộ bán xong lớp đất mặt thì phần đất ruộng sẽ tồn tại khoảng ruộng trũng. Trong quá trình bơm nước vào, mạch nước từ ruộng cao sẽ ngấm xuống ruộng trũng, gây mất mùa cho ruộng cao. Bên cạnh đó, khi thu hoạch máy gặt đập không thể đi qua phần ruộng trũng để sang ruộng lân cận cắt lúa…

Trong năm 2012, các ngành chức năng huyện Châu Thành đã xử phạt gần 20 vụ vi phạm trong khai thác đất sét làm gạch, với số tiền 275 triệu đồng. Theo ông Huỳnh Văn Tới, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Châu Thành, trước thực trạng nông dân bán đất mặt gọi là để cải tạo đất sản xuất nông nghiệp, do chưa có sự đánh giá của ngành chuyên môn cũng như quy định về kỹ thuật trong việc hạ độ cao mặt ruộng là bao nhiêu mới phù hợp, huyện đã chỉ đạo cho ngành Nông nghiệp theo dõi và không cho cải tạo lớp đất mặt tại những nơi mới

Văn Đức
.
.
.