Tiếp tục đề nghị gỡ khó cho tôm Việt Nam “đến” Nhật Bản

Thứ Năm, 23/08/2012, 15:19
Ngày 31/7/2012, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã có Công thư gửi Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Xã hội Nhật Bản về việc yêu cầu xem xét lại việc áp dụng kiểm Ethoxyquin đối với 30% tôm Việt Nam cũng như yêu càu áp dụng mức giới hạn MRL từ 0,01ppm (10ppb) lên 1ppm như quy định của Nhật Bản đối với sản phẩm cá.
>> Tôm Việt Nam “gặp khó” khi vào thị trường Nhật Bản

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có công văn gửi Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc đề nghị cơ quan thẩm quyền (CQTQ) Nhật Bản áp dụng mức MRL 1ppm Ethoxyquin cho sản phẩm tôm Việt Nam. ăm 2012, CQTQ Nhật Bản tăng cường kiểm soát và cảnh báo kháng sinh đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam.

Theo đó, từ ngày 18/5, CQTQ Nhật Bản đã quyết định kiểm tra 30% các lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam đối với chất Ethoxyquin với mức giới hạn cho phép là 0,01ppm (10ppb). Trong khi Ethoxyquin không phải là chất kháng sinh gây nguy hại, được dùng rộng rãi làm chất chống oxy hóa trong sản phẩm bột cá – thành phần chính của thức ăn chăn nuôi. Các nước phát triển và cả Nhật Bản đều cho dùng trong bột cá với mức cho phép từ 75 – 150ppm.

Tôm Việt Nam gặp khó tại thị trường Nhật Bản.

Nhật Bản là thị trường chính của tôm Việt Nam, nhưng trong thời gian qua, do vướng Ethoxyquin nên các DN không dám xuất khẩu sang thị trường này vì sợ sự kiểm soát gắt gao. Điều đó đã làm giảm rõ rệt sức cạnh tranh của DN, theo đó mức tăng trưởng xuất khẩu tôm của DN Việt Nam sang thị trường này cũng giảm rõ rệt.

Cụ thể: Mức tăng trưởng giá trị so với cùng kỳ đang từ +52,5% (tháng 5/2012) xuống còn +23,7% (tháng 6/2012) và rồi giảm -1,4% (tháng 7/2012). Trong đó, tháng 7 giảm gần 6% so với tháng 6/2012.

Theo VASEP, ngày 31/7/2012, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã có Công thư gửi Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Xã hội Nhật Bản về việc yêu cầu xem xét lại việc áp dụng kiểm Ethoxyquin đối với 30% tôm Việt Nam cũng như yêu càu áp dụng mức giới hạn MRL từ 0,01ppm (10ppb) lên 1ppm như quy định của Nhật Bản đối với sản phẩm cá.

Ngay sau khi có Công hàm kể trên của Bộ trưởng, theo thông tin từ các nhà nhập khẩu Nhật Bản cũng như thông báo trên website của CQTQ Nhật Bản thì Nhật Bản đã ra quyết định gỡ bỏ việc kiểm tra 30% các lô tôm từ Việt Nam đối với chất Ethoxyquin.

Tuy nhiên, Nhật Bản sẽ vẫn tiếp tục thực hiện việc kiểm tra giám sát và giữ nguyên mức MRL là 0,01ppm đối với các lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Việc giữ nguyên mức mặc định rất thấp chỉ có 0,01ppm của Ethoxyquin là không phù hợp với thông lệ quốc tế và có thể là trở ngại lớn đối với tôm của Việt Nam trong tương lai.

Vì vậy, để tiếp tục duy trì năng lực cạnh tranh của tôm Việt Nam xuất khẩu vào Nhật, VASEP đã đề nghị Bộ trưởng Bộ NN&PTNT tiếp tục yêu cầu phía Nhật Bản xem xét để áp dụng mức MRL của Ethoxyquin đối với tôm là 1ppm tương tự như quy định của Nhật Bản đối với sản phẩm cá

K.Ngân
.
.
.