Nông dân sẽ lao đao nếu sốt phân bón

Thứ Ba, 06/05/2008, 10:43

Theo đánh giá của Hiệp hội Phân bón Việt Nam, giá phân bón trên thế giới hiện đã lên tới mức cao nhất trong vòng 35 năm qua.

Trưa 5/5, nông dân Nguyễn Văn Hoàng, nhà ở khóm Thanh Lương, thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn (An Giang) kể với PV Báo CAND, anh vừa gieo sạ vụ hè - thu diện tích 8,5ha. Lúa mới chỉ 2 tuần tuổi nhưng anh đã bắt đầu lo lo vì giá phân bón tăng từng ngày, từng giờ.

Theo lời anh Hoàng, hầu hết bà con nông dân trên cánh đồng Vĩnh Phước bao đời nay vẫn thường mua phân bón trước, bán lúa trả sau và chủ yếu sử dụng những loại phân trung bình được sản xuất trong nước. Vào thời điểm đầu tháng 5 này, phân super lân Long Thành có giá 200.000 đồng/bao (50kg); phân hữu cơ sinh học đầu bò có giá 200.000 đồng/bao, đạm Phú Mỹ 480.000 đồng, NPK 16-16-8 13S do Cần Thơ sản xuất là 550.000 đồng/bao (rẻ hơn phân do Trung Quốc sản xuất là 100.000 đồng/bao). 

Chị chủ đại lý phân bón Quang Kỉnh (ở xã Lạc Quới, huyện Tri Tôn) cho tôi biết, trong tuần vừa qua, giá 2 loại phân Kali và DAP tăng một cách khó hiểu. Các loại phân khác như ure, đầu trâu T.E Bình Điền, NPK Trung Quốc,… tăng nhẹ.

Theo dự báo của Bộ NN&PTNT, nhu cầu phân bón phục vụ nông nghiệp năm 2008 là 8,3 triệu tấn. Tuy giá phân bón và nguyên liệu sản xuất phân bón thế giới vẫn đang ở mức cao, nhưng nếu đảm bảo được việc vận chuyển quặng apatit từ Lào Cai thì vẫn sẽ đảm bảo phân bón phục vụ nông nghiệp năm 2008, nhất là đối với 3 loại phân bón (supe lân, phân lân nung chảy và phân NPK) mà Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam (TCTHCVN) đang sản xuất với số lượng lớn.

Đầu năm 2008, TCTHCVN đã có thỏa thuận với Tổng Công ty Đường sắt về việc vận chuyển quặng. Từ đầu năm 2008 tới nay, việc vận chuyển chưa đủ đáp ứng nhu cầu như trong cam kết, gây rất nhiều khó khăn sản xuất phân bón. Một trong những giải pháp được đưa ra trong thời điểm hiện tại là ưu tiên đầu tư tăng năng lực vận tải của tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội. Đầu tư mới tuyến đường sắt Hải Phòng - Đình Vũ phục vụ vận tải quặng apatit cho nhà máy phân bón DAP sắp đi vào sản xuất.

Hiệp hội Phân bón Việt Nam kiến nghị Chính phủ một số vấn đề như ưu tiên vốn vay cho các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phân bón; có kế hoạch mở rộng phát triển sản xuất phân lân nung chảy và một phần super lân trong giai đoạn 2008 - 2010; đẩy mạnh và gấp rút hoàn thành Nhà máy sản xuất DAP Đình Vũ, Hải Phòng; tăng cường đổi mới phương thức sản xuất phân NPK chất lượng cao; các nhà máy mở rộng và xây mới phân urê Hà Bắc, Ninh Bình cần hoàn thành sớm để tiến tới không nhập khẩu loại urê hạt trong...

Thái Bình
.
.
.