Nhập lậu điện thoại để "diệt" đối thủ
Với độc chiêu buôn lậu, Đông Nam làm cho Công ty FPT - nhà phân phối ĐTDĐ hiệu Samsung, và Công ty Phương Lan - nhà phân phối ĐTDĐ hiệu Motorola bị điêu đứng, không thể cạnh tranh nổi với Đông Nam. Ngoài ra, nhiều công ty khác cũng bị phá sản.
Được cấp giấy phép năm 1994 và chỉ trong vài năm đầu kinh doanh ĐTDĐ, Công ty Đông Nam đã trở thành một "ông lớn", chiếm được 70% thị phần phân phối ĐTDĐ trong nước và độc quyền phân phối ĐTDĐ hiệu Nokia. Để đạt được mục tiêu độc chiếm thị trường ĐTDĐ tại Việt
Với độc chiêu này, Đông Nam đã từng làm cho Công ty FPT - nhà phân phối ĐTDĐ hiệu Samsung, và Công ty Phương Lan - nhà phân phối ĐTDĐ hiệu Motorola bị điêu đứng, không thể cạnh tranh nổi với Đông Nam. Ngoài ra, nhiều công ty khác cũng bị phá sản.
Bị cáo Phạm Tiến Dũng, nguyên Giám đốc Công ty Thiết bị viễn thông chua chát nói: "Nhiều công ty nước ngoài vào Việt
Trong suốt quá trình điều tra, xét xử, Phạm Anh Vũ và Huỳnh Tiến Dũng thành khẩn khai báo việc Nguyễn Gia Thiều chỉ đạo nhập lậu ĐTDĐ. Ngược lại, Nguyễn Gia Thiều thì ngoan cố, quanh co, chỉ nhận tội trốn 96 tỷ đồng tiền thuế và phủ nhận hành vi buôn lậu của mình và đổ tội buôn lậu là do đàn em (Vũ, Dũng, Liên Anh…) tự thực hiện. Thiều còn phủ nhận cả việc chuyển trái phép 19 triệu USD ra nước ngoài.
Tòa tiến hành thẩm vấn, trước tòa thì một số bị cáo là cán bộ Nhà nước từng dựa vào cha mẹ để được vào làm ở những đơn vị "có nhiều màu", đến khi phạm tội lại chưng ra lý do: cha mẹ là cán bộ, từng có nhiều công trạng và được tặng thưởng nhiều huân, huy chương để xin giảm án.
Bị cáo Nguyễn Quang Hoan viện dẫn cả bố và mẹ đều có trên 50 năm tuổi Đảng, có nhiều huân, huy chương. Bị cáo Nguyễn Đình Hiếu (cán bộ Hải quan) thì lôi cả bố mẹ vợ có nhiều huân, huy chương để xin giảm án... Các bị cáo khác là nhân viên Hải quan thì đều cho rằng, do thiếu hiểu biết về pháp luật, quy định của ngành Hải quan chưa rõ ràng, và vợ ốm, con thơ để cũng xin tòa xem xét giảm án và cho hưởng án treo.
Cựu hoa hậu Hà Kiều Anh không ra tòa
Hà Kiều Anh đã không ra tòa mà ủy quyền cho mẹ là bà Vương Kiều Oanh ra tòa. Tại phiên tòa sơ thẩm, Hà Kiều Anh bị tòa truy về số tài sản 200.000 USD và 10 triệu đồng cơ quan điều tra thu giữ tại nhà Hà Kiều Anh cùng hai chiếc xe ôtô Toyota Camry và Mercedes do Hà Kiều Anh đứng tên. Hà Kiều Anh đã lúng túng và đã khai lộ ra việc không biết mã số của két sắt, phải gọi điện thoại cho Thiều để hỏi.
Nguyễn Gia Thiều còn khai nhờ bà Tăng Thị Tuyết Hạnh, thủ quỹ của Công ty Đông Nam đi đổi 200 lạng vàng lấy đôla để chuyển vào tài khoản của Hà Kiều Anh; nhờ ông Trà Văn Trí, nhân viên kế toán của Công ty Đông Nam nộp 3 tỷ 190 triệu đồng vào tài khoản của Hà Kiều Anh. Ông Cao Phước Kiên khai chuyển tiền giùm cho Thiều vào tài khoản của Hà Kiều Anh 2 lần tổng cộng 3 tỷ 137 triệu đồng. Ông Triệu Bảo Hoàng khai chuyển 1 lần 2,1 tỷ đồng. Chính vì Hà Kiều Anh không chứng minh được nguồn gốc số tiền trên nên tòa đã tuyên tịch thu số tiền 200.000 USD sung công quỹ Nhà nước.
VKSND tối cao đề nghị xem xét trách nhiệm đối với Nguyễn Trọng Thăng
Theo tài liệu của Cơ quan điều tra thì vốn điều lệ của Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ viễn thông Đông
Trong cuối những năm 1990 đầu những năm 2000, Công ty Đông Nam độc quyền phân phối ĐTDĐ hiệu Nokia thì Nguyễn Trọng Thăng trở thành "ông trùm" ĐTDĐ. Nguyễn Trọng Thăng còn được bổ nhiệm là Chủ tịch HĐQT, có quyền đề bạt hoặc cách chức giám đốc. Tại phiên tòa sơ thẩm, Nguyễn Trọng Thăng khai rằng: Không biết mình được bầu làm Chủ tịch HĐQT Công ty, không biết ai là cổ đông, chỉ đứng tên về mặt danh nghĩa và không có đóng góp cổ phần trong Công ty… Rằng chỉ tham gia vạch chiến lược phát triển kinh doanh, quảng cáo, tiếp thị, bán hàng… còn mọi hoạt đồng khác là do Thiều quyết định.
Còn Nguyễn Gia Thiều khai: Việc góp 90% vốn của Nguyễn Trọng Thăng để được quyền thay giám đốc công ty khi giám đốc kinh doanh không hiệu quả, Nguyễn Trọng Thăng được quyền ký duyệt chi tiền của Công ty Đông Nam Việt Nam khi Thiều vắng mặt ở Công ty…
Bị cáo Huỳnh Tiến Dũng, Phạm Anh Vũ cũng thừa nhận Nguyễn Trọng Thăng là ông trùm, còn Thiều em ruột Thăng chỉ là người "làm công ăn lương". Tuy nhiên, Nguyễn Trọng Thăng vẫn chưa bị khởi tố trong vụ án này. Sáng 21/3, tại phiên tòa, đại diện VKSND tối cao đã đặt vấn đề sẽ xem xét trách nhiệm đối với Nguyễn Trọng Thăng