Ngư dân chưa được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để đóng tàu vỏ sắt hiện đại
Ông Phạm Ngọc Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ NN&PTNT) đánh giá, chưa có chính sách nào lại ra đời nhanh gọn và đạt nhiều kỷ lục như triển khai NĐ 67/2014/NĐ-CP. Để thực thi NĐ 67, Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính cũng như Ngân hàng Nhà nước đã ráo riết vào cuộc, 10 Quyết định, 8 Thông tư đã được ban hành. Ngay khi vừa ra đời, NĐ 67 đã nhận được sự đón nhận hồ hởi từ phía các ngư dân, vì đây được xem như một chính sách đầu tiên, riêng biệt ưu đãi giúp ngư dân vươn khơi, bám biển. Tuy vậy, đã 4 tháng kể từ ngày NĐ 67 ra đời nhưng vẫn chưa có một ngư dân nào tiếp cận được nguồn vốn.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Ngọc Tuấn, để vay được vốn ưu đãi, một trong những yêu cầu tại Thông tư 22 của Ngân hàng Nhà nước quy định, các hộ muốn vay phải nằm trong danh sách được UBND cấp tỉnh, thành phê duyệt. “Đến nay chưa có tỉnh, thành nào phê duyệt danh sách để bà con ngư dân tham gia chương trình”, lãnh đạo Cục Khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản bộc bạch. Ngoài ra, phản ánh từ địa phương cho thấy, số lượng các hộ dân đăng ký tham gia chương trình quá nhiều so với phân bổ, nên cũng còn nhiều chính quyền địa phương lúng túng trong việc lựa chọn.
Có được tàu sắt để vươn khơi, bám biển vẫn là mơ ước xa với với nhiều ngư dân. |
Cụ thể, ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch Hội Nghề cá TP Đà Nẵng cho biết, dù đã tuyên truyền rằng NĐ 67 không phải là chương trình xóa đói giảm nghèo, cũng không phải vốn cho không mà là chương trình làm ăn kinh tế theo hướng hiện đại hóa, có vay có trả, Nhà nước chỉ hỗ trợ lãi suất, song đã có 158 tổ chức, cá nhân đăng ký đóng mới 180 tàu, trong đó 23 tàu dịch vụ hậu cần và 157 tàu khai thác. “Nhưng, chỉ tiêu phân bổ của Bộ NN&PTNT về Đà Nẵng chỉ được tổng cộng 47 chiếc tàu, trong đó 8 chiếc tàu hậu cần. Vì vậy, UBND TP Đà Nẵng phải xem xét, chọn lọc rất khó khăn”. Tương tự, tại tỉnh Quảng
Những chiếc tàu gỗ này cần được thay thế bằng tàu sắt. |
Giải thích thêm về vấn đề “chỉ tiêu phân bổ có hạn”, Phó Cục trưởng Phạm Ngọc Tuấn cho biết, theo quy hoạch phát triển thủy sản, phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ đã được phê duyệt, đến năm 2020 cả nước sẽ có 30.000 tàu đánh bắt xa bờ. Hiện đã có gần 28.000 chiếc, do vậy chỉ tiêu chỉ còn 2.079 chiếc phân bổ cho 29 tỉnh, thành có biển. “Quy hoạch như vậy nhằm đảm bảo khả năng phát triển biển vững của nguồn lợi thủy sản. Tuy vậy, ngư dân có nhu cầu vay vốn để thay thế tàu cũ nát, nâng cấp tàu hiện đại thì không giới hạn về số lượng”.
Tại buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Để ngư dân vững vàng vươn khơi” do Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức sáng 4/11, đã có hơn 50 câu hỏi được chuyển đến các khách mời xoay quanh những nội dung về việc giải ngân nguồn vốn 3.000 tỷ đồng cho vay phát triển thủy sản theo NĐ 67; quy định, thủ tục vay vốn đóng tàu công suất lớn; chỉ tiêu phân bổ đóng tàu ở các địa phương; hỗ trợ ngư dân về dự báo ngư trường, dịch vụ hậu cần nghề cá, bảo quản sau thu hoạch và thị trường đầu ra tiêu thụ thủy sản…
Trả lời câu hỏi của độc giả, ông Phạm Ngọc Tuấn cho biết, công tác lập danh sách, thẩm định phê duyệt các đối tượng vay vốn đóng tàu theo NĐ 67 vẫn đang được triển khai với phương châm “đảm bảo công bằng cho bà con ngư dân và phát huy hiệu quả những chính sách trong Nghị định mang lại”. Lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng khẳng định, nguồn vốn phục vụ giải ngân cho vay phát triển thủy sản theo NĐ 67 đã được chuẩn bị sẵn sàng. “Ngay khi các tỉnh, thành có danh sách phê duyệt các hộ được vay vốn, ngân hàng sẽ giải ngân luôn mà không thẩm tra lại”, vị đại diện này nhấn mạnh