Ngành chăn nuôi trong nước căng mình đối phó với dịch
Các hộ chăn nuôi đều đã chủ động phòng dịch
Qua trao đổi với một số chủ trang trại tại khu vực miền Bắc ngày 17/2, chúng tôi nhận thấy những tín hiệu rất tích cực là người dân đã rất có ý thức chủ động phòng dịch. Với quy mô chăn nuôi lớn, cả sản nghiệp của người nông dân đều nằm ở các trang trại gia cầm, nên họ rất chú tâm đến thông tin về dịch và rất chủ động phòng tránh.
Ông Trần Văn Chiến, Chủ nhiệm HTX chăn nuôi Cổ Đông (Hà Nội) cho biết, ngoài tiêm vaccin, vệ sinh, khử trùng chuồng trại bằng vôi bột… như mọi khi, các chủ trang trại trong HTX đều đầu tư thêm chi phí để giữ vệ sinh khu vực chăn nuôi. “Trước chi phí hết 10 triệu thì nay chúng tôi phải tăng gấp đôi, gấp ba. Ai cũng lo ngại dịch sẽ phá hoại hết thành quả bao nhiêu năm làm việc”.
Chị Phùng Thị Thu - chủ trang trại An Hải (Bắc Ninh) cũng cho biết, hiện nay đã tiêm vaccin và làm vệ sinh chuồng trại cho gà, vịt đầy đủ. Chị Thu cho biết đã làm trong ngành chăn nuôi lâu năm, ai cũng hiểu được tầm quan trọng của phòng dịch, nên luôn chủ động làm chứ không đợi nhắc nhở. Điều này cũng khiến người tiêu dùng yên tâm hơn, khi biết các sản phẩm ra thị trường đều là sản phẩm an toàn.
Các cơ quan chức năng cảnh báo nguy cơ lây lan dịch từ gia cầm không rõ nguồn gốc. |
Tuy nhiên, thông tin về cúm gia cầm cũng có tác động tiêu cực đến giá cả và lượng tiêu thụ, khiến người chăn nuôi đã khó khăn nay càng khó khăn hơn. Ông Trần Văn Chiến cho biết chi phí đầu tư chống dịch tăng, lương trả cho người lao động cũng phải tăng, vì lý do tiếp xúc với gia cầm nguy hiểm, nhưng giá bán lại giảm. “Từ nhiều ngày nay, nhiều đầu mối lấy hàng luôn gọi điện bảo do thông tin dịch nên tiêu thụ giảm, dìm giá hàng. Gà của chúng tôi thì cứ đúng ngày đúng tháng phải bán, nên phải chấp nhận giá rẻ. Gà lông trắng hiện nay chỉ có 32.000 – 33.000 đồng/kg, là mức giá lỗ; gà ta hiện có giá 75.000 - 80.000 đồng/kg nhưng rất khó bán”.
Chị Thu cũng cho biết gà ngon của gia đình hiện cũng chỉ xuất được ở mức “lỗ nặng” 45.000 đồng/kg, trong khi trước Tết bán được 55.000 đồng. Mặt khác, thông tin về dịch cũng khiến các đại lý cám, giống dè dặt hơn khi bán hàng cho người chăn nuôi, do sợ rủi ro. Các ngân hàng cũng khó khăn hơn trong việc cho vay vốn và những người có ý định đầu tư chăn nuôi đều ngưng lại trong dịp này. Nếu tình hình cúm vẫn diễn biến phức tạp, sẽ là một giai đoạn cực kỳ khó khăn khác cho người chăn nuôi trong nước. Dù khó khăn như vậy, nhưng người chăn nuôi đều đang thể hiện quyết tâm “không bàn lùi” mà vẫn tiếp tục đầu tư chăn nuôi, giữ các mối hàng cũ và mở rộng khách hàng.
“Nhu cầu tiêu thụ của người dân vẫn có, mà mình cũng đã đầu tư chuồng trại, con giống rồi, bỏ đấy cũng chết. Miễn là mình phòng dịch cẩn thận, chăn nuôi an toàn, không để lây lan thì sẽ ổn” – chủ một trang trại bày tỏ quyết tâm.
Kiểm soát chặt dịch từ biên giới
Trao đổi với phóng viên Báo CAND chiều 17/2, ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết: Đến thời điểm này, dù chưa có thống kê về những thiệt hại ban đầu do dịch cúm gia cầm gây ra, nhưng ảnh hưởng chắc chắn là có. TS Nguyễn Đăng Vang cũng khuyến cáo các hộ chăn nuôi, đặc biệt là trong tỉnh có dịch, hoặc ở địa phận giáp ranh với vùng dịch, nên tuân thủ tuyệt đối không thả đàn. Theo ông Vang, tập quán nuôi vịt thả đồng của người nông dân chính là một trong những nguyên nhân lây lan nguồn bệnh.
“Với các hộ nuôi dưới 2.000 con gia cầm, nên đăng ký với cơ quan quản lý để được hỗ trợ tiêm phòng. Theo tôi, trong những tháng giao mùa này, sức đề kháng của gia cầm kém, dễ mắc nhiều bệnh chứ không chỉ riêng bệnh cúm H5N1. Vì thế, nếu thấy có biểu hiện của nhiễm bệnh thì phải cách ly. Chúng ta thường thấy dịch bệnh xuất hiện ở những hộ nông dân nuôi tự phát nhỏ lẻ chứ ở các trang trại lớn, có khoa học kỹ thuật thì rất ít mắc”, ông Vang phân tích.
Ông cũng khuyến cáo, các hộ chăn nuôi gia cầm nên đào hố khử trùng bằng vôi bột hoặc CloraminB trước cửa vào chuồng trại để ngăn chặn virus lây lan.
Để phòng chống dịch bệnh lây lan, trước đó, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã phê duyệt kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với các chủng virus nguy hiểm có khả năng lây sang người. Trong đó, trọng tâm là ngăn chặn virus H7N9 xâm nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam. Bộ NN&PTNT lưu ý, hiện virus H7N9 chưa gây bệnh lâm sàng trên gia cầm, chỉ phát hiện qua các mẫu phân tích. Chợ buôn bán gia cầm sống và điểm thu gom, tập kết gia cầm được coi là nơi lưu trữ và phát tán virus. Gia cầm, sản phẩm gia cầm vẫn an toàn cho người nếu được giết mổ và chế biến đúng cách.
Để kịp thời ngăn chặn loại virus cúm nguy hiểm trên, Bộ NN&PTNT nghiêm cấm việc buôn bán, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới, kể cả hàng biếu, cho, tặng. Tổ chức vệ sinh, tiêu độc, khử trùng khu vực cửa khẩu, đường mòn, lối mở, phương tiện vận chuyển hàng hóa qua lại đường biên giới. Cùng đó, các địa phương cấm buôn bán, thu gom, tập kết, giết mổ gia cầm tại khu vực đường biên, khu kinh tế mở, tránh hiện tượng hợp thức hóa gia cầm