Lập quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030
- ĐBSCL gặp thách thức lớn do biến đổi khí hậu
- Chủ động ứng phó nguy cơ hạn mặn ở ĐBSCL
- Cơ hội cho nông sản vùng ĐBSCL từ Hiệp định EVFTA
- Gỡ “điểm nghẽn” giao thông thủy vùng ĐBSCL: Sớm khơi thông để đất “chín rồng” cất cánh
Tại cuộc họp báo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho biết, để xây dựng nội dung quy hoạch, Bộ KH&ĐT đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, toạ đàm và cuộc họp kỹ thuật với các Bộ, ngành, các chuyên gia trong nước, quốc tế.
Toàn cảnh cuộc họp báo |
Nội dung chính của hội nghị là giới thiệu về nội dung chính của dự thảo Quy hoạch vùng ĐBSCL và thảo luận về các vấn đề lớn, có tính chiến lược định hình sự phát triển của vùng ĐBSCL cho giai đoạn phát triển dài hạn với tầm nhìn đến năm 2050.
Quy hoạch vùng ĐBSCL là bản quy hoạch vùng đầu tiên được tổ chức lập theo cách tiếp cận tích cực đa ngành của Luật Quy hoạch. Chính vì vậy, quá trình tham vấn, ý kiến, đặc biệt là ý kiến của các địa phương ĐBSCL là hết sức cần thiết và có ý nghĩa để bản quy hoạch phản ánh đúng nhu cầu, nguyện vọng của người dân trong vùng, thực sự giúp tháo gỡ những vấn đề nút thắt phát triển, tạo sự đồng thuận cao trong quá trình lập và triển khai thực hiện quy hoạch.
Qua quá trình tham vấn, đa số các ý kiến thống nhất với quan điểm phát triển ĐBSCL trên cơ sở phát huy lợi thế của vùng về nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp hàng hoá chất lượng cao, kết hợp với dịch vụ, du lịch sinh thái, công nghiệp chế biến nhằm nâng cao giá trị và sức cạnh tranh, phát huy tiềm năng và lợi thế của ngành kinh tế biển; phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, chống chịu thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; khai thác sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất, tài nguyên nước theo phương châm “ sống chung với nước ngọt, nước lợ, nước mặn”.
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương chủ trì cuộc họp báo |
Tuy nhiên, vẫn còn có những ý kiến khác nhau về một số vấn đề như việc xác định vai trò, vị thế của ĐBSCL trong tổng thể phát triển quốc gia, quốc tế và đặc biệt là mối quan hệ với các nước trong ASEAN, vùng Đông Nam Bộ và TP Hồ Chí Minh. Việc giảm đất trồng lúa; phát triển thuỷ sản; về các trung tâm đầu mối và định hướng phát triển đô thị.
Về phương án phân tiểu vùng, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết đây là điểm mới trong dự thảo quy hoạch vùng ĐBSCL là phương án phân tiểu vùng sinh thái nông nghiệp. Việc phân tiểu vùng theo quy hoạch mới được điều chỉnh theo hướng coi nước mặn, nước lợ là một nguồn tài nguyên bên cạnh nước ngọt phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 120- Biến thách thức thành cơ hội, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu và xu hướng xâm nhập mặn ngày càng gia tăng.
Việc lập quy hoạch vùng ĐBSCL theo cách tích hợp là một vấn đề mới, Bộ KH&ĐT đã và đang nỗ lực triển khai các hoạt động để đảm bảo xây dựng được quy hoạch có chất lượng tốt, hiệu quả, khả thi, làm cơ sở cho các Bộ, ngành, địa phương xây dựng và triển khai các quy hoạch, kế hoạch có liên quan đảm bảo tính liên kết, thống nhất, đồng bộ.
Bên cạnh đó, Quy hoạch vùng ĐBSCL sau khi được phê duyệt là cơ sở quan trọng để Bộ KH&ĐT, với vai trò là cơ quan thường trực của Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL giai đoạn 2020-2025, tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc phân bổ nguồn lực và điều phối vùng, thúc đẩy phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.