Kêu gọi đầu tư vào 67 dự án nông nghiệp trọng điểm vùng ĐBSCL
Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại luôn đồng hành cùng với MDEC từ năm 2007 đến nay, với mong muốn tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư tiếp cận tìm hiểu các cơ chế chính sách đầu tư, các dự án trọng điểm mời gọi đầu tư của các tỉnh, thành phố trong vùng; diễn đàn là dịp để các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, thiết lập quan hệ hợp tác liên kết trong sản xuất, kinh doanh. Hoạt động này, đã thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước, mang lại hiệu quả tích cực cho sự phát triển KT-XH của vùng. Với lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động dồi dào, môi trường đầu tư được cải thiện đã và đang tạo thuận lợi để các nhà đầu tư xúc tiến các hoạt động hợp tác với các địa phương trong vùng. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2013 vùng ĐBSCL có 3/7 địa phương nằm trong nhóm “rất tốt”. Trong số 13 địa phương xếp đầu cả nước thì ĐBSCL có đến 5 đơn vị, chiếm 38,46%. Nhìn chung, hoạt động xúc tiến đầu tư trong vùng qua các năm có nhiều bước tiến đáng kể, phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, đặc biệt các dự án ODA, FDI trên địa bàn có tăng theo từng năm.
Lãnh đạo Ban Chị đạo Tây Nam Bộ và một số Bộ, ngành Trung ương chủ trì hội nghị xúc tiến. |
Gần 600 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự hội nghị xúc tiến. |
Gian giới thiệu các dự án kêu gọi đầu tư của các tỉnh, thành vùng ĐBSCL. |
Lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng trao đổi với các nhà đầu nước ngoài về các dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh. |
Bà Victoria Kwakwa - Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam trả lời phỏng vấn các cơ quan báo, đài Việt Nam. |
Tuy nhiên, hoạt động xúc tiến đầu tư nói chung và xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực NNNT vùng ĐBSCL thời gian qua chưa được như mong muốn; phương pháp xúc tiến chưa mang lại hiệu quả cao. Đó là nghịch lý của vùng đất với nhiều tiềm năng, lợi thế về NN. Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT, trong giai đoạn 1993-2014, tổng giá trị vốn ODA cho vùng ĐBSCL đạt khoảng 5,7 tỷ USD, chiếm 8,2% so với tổng nguồn vốn ODA của cả nước. Trong đó, các dự án ODA đầu tư trong lĩnh vực NN chỉ chiếm khoảng 500 triệu USD. Về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong vùng cũng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, kinh doanh bất động sản, thấp nhất là lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Trước những khó khăn của hoạt động xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực NNNT của vùng thời gian qua, tại Diễn đàn lần này, Hội nghị xúc tiến đầu tư tập trung kêu gọi các dự án, công trình vào lĩnh vực thế mạnh của vùng, đó là phát triển NNNT theo hướng liên kết vùng; áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp; cải thiện thu nhập cho nông dân, nông thôn, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân.
Ông Nguyễn Phong Quang, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cho biết, hội nghị lần này là cơ hội để các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà đầu tư nghiên cứu, đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực NNNT, góp phần đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng liên kết vùng, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định 899 của Thủ tướng Chính phủ. Với ý chí quyết tâm cao, tinh thần sẵn sàng hợp tác, chúng tôi mong muốn các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong nước, các tổ chức quốc tế, tìm hiểu 67 dự án trọng điểm ưu tiên trong lĩnh vực NNNT của 13 tỉnh, thành trong vùng, với tổng vốn đầu tư khoảng 22.000 tỷ đồng và 1,4 tỷ USD để cùng hợp tác đầu tư trong thời gian tới