Kết luận nhiều dấu hiệu vi phạm tại công ty đa cấp Thiên Lộc
- Làm sao để tránh sập bẫy đa cấp và tín dụng "đen"
- Kết thúc phiên xử vụ bán hàng đa cấp chiếm đoạt hơn 80 tỷ đồng ở Hà Nội
- Nguyên Tổng Giám đốc kinh doanh đa cấp xuyên quốc gia bị đề nghị từ 19 đến 20 năm tù
- Tiếp tục thu hồi giấy phép của một công ty đa cấp
Cụ thể, đoàn kiểm tra (bao gồm đại diện Cục Quản lý cạnh tranh, Cục Quản lý thị trường – Bộ Công Thương; và Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng – Bộ Công an) đã tiến hành kiểm tra trong 5 tháng.
Kết quả kiểm tra cho thấy: Một số hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp của Công ty không ghi nhận đầy đủ các thông tin về ngày ký hợp đồng, nơi cấp, ngày cấp chứng minh thư, địa chỉ thường trú, địa chỉ tạm trú, giới tính, thông tin về tài khoản ngân hàng của người tham gia…
Nhiều nhà phân phối được vinh danh tại sự kiện Mừng xuân Bính Thân do Công ty tổ chức tại Thiên Đường Bảo Sơn (Hà Nội) ngày 19/2/2016 không có trong danh sách nhà phân phối mua hàng và trong hệ thống quản lý của Công ty. Công ty báo cáo, các nhà phân phối nêu trên mới chỉ ký hợp đồng nhận mã số kinh doanh miễn phí, chưa phát sinh doanh thu nhưng đã được trao các danh hiệu silver để tạo hình ảnh với tuyến dưới.
Các hành vi trên có dấu hiệu vi phạm Nghị định 42.
Tiếp tục xuất hiện các công ty đa cấp bị phát hiện vi phạm |
Nội dung ghi nhãn các sản phẩm Bột ngũ cốc nấm đông cô, Bột trái bã đậu đen và Lá tắm Baby Vườn Việt sai lệch so với công bố về tên, công dụng sản phẩm, có dấu hiệu vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều 45 Luật cạnh tranh.
Công ty này giới thiệu 4 sản phẩm đang kinh doanh trên website tại địa chỉ thienlocgroup.com mà không có giấy xác nhận nội dung quảng cáo của các sản phẩm này. Hành vi này có dấu hiệu vi phạm quy định về pháp luật quảng cáo.
Giá bán sản phẩm Lá tắm Baby Vườn Việt ghi nhận trên hóa đơn không phù hợp với giá bán đã đăng ký trong danh mục sản phẩm kinh doanh theo phương thức đa cấp, có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 42.
Công ty cấp Thẻ thành viên để quản lý các nhà phân phối nhưng chưa thực hiện đào tạo cơ bản và cấp chứng chỉ đào tạo cơ bản về bán hàng đa cấp theo quy định cho nhà phân phối. Các cá nhân phụ trách đào tạo của Công ty chưa được cấp Chứng chỉ Đào tạo viên. Hành vi này có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 42.
Tại thời điểm khai trương Công ty vào tháng 01/2016, lượng nhà phân phối đăng ký và ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với Công ty lên tới khoảng 2.000 người. Công ty mới chỉ ghi nhận thông tin của các nhà phân phối này vào hệ thống và chưa thực hiện thủ tục thông báo hoạt động bán hàng đa cấp tới các địa phương nơi nhà phân phối hiện diện. Hành vi này có dấu hiệu vi phạm quy định tại Điều 17 Nghị định 42.
Công ty không thực hiện thủ tục thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo theo quy định tới Sở Công Thương Hà Nội, có dấu hiệu vi phạm quy định tại Điều 18 Nghị định 42.
Công ty thừa nhận đã không giám sát, để nhà phân phối Cao Thái Hà đưa ra chương trình khuyến mại không được quy định trong Chương trình trả thưởng của Công ty, có dấu hiệu vi phạm quy định tại Điều 22 Nghị định 42.
Công ty này cũng không thực hiện nghĩa vụ báo cáo định kỳ vào tháng 1/2016 theo quy định.
Công ty có dấu hiệu không kê khai, ghi nhận đầy đủ thông tin về số lượng hàng bán và số tiền bán hàng, sử dụng chứng từ không phù hợp, vi phạm quy định pháp luật về thuế.
Qua đối chiếu cho thấy chênh lệch giữa số lượng hàng hóa đầu vào do Công ty cung cấp và số lượng hàng hóa bán ra nhà do nhà sản xuất cung cấp.
Bộ Công Thương cho biết: Đối với các phát hiện nêu trên, tùy theo tính chất của hành vi có dấu hiệu vi phạm, Cục Quản lý cạnh tranh đã chuyển cho các cơ quan liên quan để xử lý, hoặc tiến hành điều tra để xử lý, theo thẩm quyền. Kết quả xử lý sẽ sớm được công bố công khai.