Hậu tăng giá xăng dầu, tăng giá điện
Giá xăng, giá điện, giá sữa, giá gas… những mặt hàng thiết yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến chi tiêu hàng ngày đồng loạt tăng giá. Người dân đang cố gắng chi tiêu hợp lý để cùng Chính phủ bình ổn kinh tế. Tuy vậy, trên thị trường vẫn có dấu hiệu "té nước theo mưa", nhiều mặt hàng không liên quan đến tăng giá cũng đẩy giá bán lên cao, một số mặt hàng khác thì có nguy cơ bị gian lận để thu lời bất chính.
Mua hàng giá cũ, bán hàng giá mới
Sau ngày 1/3, một đại lý sữa trên phố Hàng Buồm, Hà Nội đã treo đầy đủ thông báo về mức giá sữa mỗi loại, mức tăng giá trung bình từ trên 10-20%. Danh sách loại sữa tăng giá của Công ty TNHH Dược phẩm 3A khá dài. Đứng đầu bảng trong danh sách tăng giá sữa là sản phẩm của hãng Abbott. Giá sữa Ensure tăng 85.000đ/hộp 900g, PediaSure loại 900g tăng 62.000đ/hộp (từ 420.000đ tăng lên 482.000đ/hộp), sữa Friso1 tăng từ 261.000đ/hộp tăng lên 395.000đ/hộp…
Chị Vương Hoàng Lan ở phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội xuýt xoa: "Giá sữa cao quá! Mua mấy hộp sữa cho con thì hết nửa tháng lương. Em đang tính chuyển sang dùng sữa nội, vừa hưởng ứng phong trào người Việt
Các bà mẹ phân vân chọn sữa cho con khi giá sữa tăng quá cao. |
Qua tìm hiểu thị trường chúng tôi nhận thấy, nhiều mặt hàng không liên quan đến xăng dầu, điện, thậm chí thuộc danh sách hàng bình ổn giá cũng rục rịch tăng giá. Chị Trần Vân Loan, chủ đại lý hàng tạp hóa ở huyện Đông Anh, Hà Nội cho chúng tôi xem bảng giá đại lý giao hàng vừa đưa. Hai nhãn hàng dầu ăn lớn là Simply và
Những mặt hàng vốn được sản xuất trước khi tăng giá xăng dầu, điện, gas, hoặc không liên quan đến sự tăng giá ấy cũng tăng giá cùng dịp này. Chính việc tự ý tăng giá của người kinh doanh càng khiến cho tình hình giá cả thị trường thêm phức tạp. Lúc này rất cần thiết phải có sự can thiệp của lực lượng QLTT.
Ông Nguyễn Quốc Bảo, Chi cục phó Chi cục QLTT Hà Nội tư vấn cho người tiêu dùng, lực lượng QLTT Hà Nội sẽ tiếp nhận và xử lý thông tin về việc bán hàng quá giá quy định qua số điện thoại 1081.
Cảnh giác trước dấu hiệu gian lận thương mại
Một trong những mặt hàng tăng giá trong đợt này được người tiêu dùng quan tâm chính là gas. Mặc dù giá gas không tăng nhiều như giá sữa nhưng cũng tạo tâm lý lo lắng cho người dân. Một bình gas 13kg của Petrolimex được bán với giá 375.000đ tăng lên 390.000đ. Bình gas 12kg có giá 345.000đ mới tăng lên 360.000đ. Giá gas của PetroVietNam 325.000đ/bình 12kg tăng lên 335.000đ/bình…
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, hiện trên thị trường kinh doanh gas có dấu hiệu gian lận, nhất là khi giá gas đã tăng. Ví dụ, họ san chiết ga trái phép, một bình gas 12kg, hoặc 13kg có thể bị rút bớt trọng lượng để nạp bình gas mini. Thủ đoạn đánh lừa khách hàng của những cơ sở này là bóc tem niêm phong để san chiết, sau đó họ dán lại vì tem niêm phong sản xuất bằng màng co, dễ bị làm giả. Bởi vậy, để đảm bảo không bị bắt chẹt khi mua hàng, người tiêu dùng có thể yêu cầu cân bình gas để đảm bảo lượng gas mua không bị hao hụt.
Hiện tượng gian lận trọng lượng gas sẽ bị xử lý theo Nghị định 107/2008/NĐ-CP về Quy định xử phạt hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại. Mức xử phạt cao nhất từ 10 triệu đồng - 20 triệu đồng đối với gian lận trong cân đong, đo đếm hàng hóa có giá trị 100 triệu đồng. |