Giúp người dân yên tâm nuôi trồng thủy sản sau sự cố môi trường biển
- Biển miền Trung đã an toàn cho tắm biển, du lịch, nuôi trồng thủy sản
- Người nuôi trồng thủy sản điêu đứng vì sản phẩm xử lý ao, hồ rởm
- Nước biển các tỉnh Bắc miền Trung đã có thể tắm và nuôi trồng thủy sản
- Giảm lồng bè nuôi trồng thủy sản để bảo vệ môi trường đảo Cát Bà
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai trải dài 68km qua địa bàn 5 huyện của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Trong đó, phá Tam Giang dài 27km bắt đầu từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương với diện tích 5.200ha; đầm Cầu Hai rộng 11.200ha, ngoài ra còn có các đầm Hà Trung - Thủy Tú; Sam - Thanh Lam, giúp hàng ngàn hộ dân ở các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền... mưu sinh bằng nghề nuôi các loại cá đặc sản, như cá mú, vẩu, hồng, chẽm.
Tuy nhiên, theo ông Lê Túy, Bí thư Đảng ủy xã Lộc Bình (huyện Phú Lộc) thì “thời kỳ hoàng kim” của nghề nuôi trồng thủy sản trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đã không còn nữa. Vì, sau sự cố môi trường biển, giá các loại cá thương phẩm được người dân nuôi trên đầm phá tụt dốc, giảm chỉ còn 50%, nhưng không có thương lái thu mua ồ ạt như trước.
Người nuôi trồng thủy sản trên phá Tam Giang - Cầu Hai chịu nhiều thiệt hại sau sự cố môi trường biển. |
Ông Nguyễn Đình Đức, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, trước tình trạng người nuôi trồng thủy sản trên hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai chịu ảnh hưởng quá lớn sau sự cố môi trường biển, chính quyền tỉnh đã kiến nghị Chính phủ xin hỗ trợ bổ sung cho ngư dân nuôi trồng thủy sản với số tiền 238,4 tỷ đồng.
“Sau khi được Chính phủ đồng ý chủ trương hỗ trợ bổ sung, Sở NN&PTNT đã phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành thống kê số lượng hộ bị thiệt hại và áp giá đền bù, hỗ trợ cho các nhóm ngư dân nuôi trồng trên đầm phá để trình Chính phủ xem xét.
Theo lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế, việc hỗ trợ bổ sung cho người nuôi trồng thủy sản, lao động mất việc làm trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai từ nguồn khắc phục sự cố môi trường biển sẽ tạo thêm động lực để người dân yên tâm đầu tư nuôi trồng thủy sản, góp phần phát triển kinh tế và xã hội địa phương.