Giải pháp ứng dụng công nghệ trong chống buôn lậu

Thứ Ba, 08/08/2017, 15:41
Ngày 8-8, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia phối hợp với Quỹ chống hàng giả và Công ty SICPA (Thụy Sỹ) tổ chức hội thảo đề xuất giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.


Tại hội thảo, đại diện Công ty SICPA giới thiệu 2 giải pháp chống hàng giả là giải pháp đánh dấu sản phẩm (Petromark) và hệ thống theo dõi truy xuất sản phẩm (Sicpatrace) được SICPA chuyển giao cho Chính phủ tại 17 quốc gia trên thế giới và đã mang lại hiệu quả cao. 

Theo đó, Petromark cho phép nhà sản xuất, cơ quan chức năng đánh dấu sản phẩm để phân biệt tính chất hợp pháp cũng như kiểm tra được sản phẩm phi pháp.

Ông Đàm Thanh Thế Chánh văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho biết, Chính phủ đang tập trung chỉ đạo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tăng cường đấu tranh chống buôn lậu gian lận xăng dầu; kiểm tra chuỗi cung ứng từ sản xuất, nhập khẩu, tiêu dùng xăng dầu. Bên cạnh đó, vấn đề chống buôn lậu hàng giả với mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; sản phẩm chức năng, mỹ phẩm cũng đang được quan tâm và đẩy mạnh trong thời gian tới. 

Còn Sicpatrace sẽ cho phép nhà sản xuất, cơ quan chức năng, người tiêu dùng có thể theo dõi truy xuất nguồn gốc hàng hóa, phân biệt hàng thật và giả thông qua dán nhãn sản phẩm, được điện tử hóa. SICPA có khả năng cung cấp hơn 30 cấp độ bảo mật và nhận biết tem nhãn thông qua công nghệ mực in dùng trong sản xuất tiền, để cho cơ quan quản lý, nhà sản xuất và người tiêu dùng nhận biết, kiểm tra thông qua thiết bị kiểm tra nhanh, kể cả kiểm tra qua điện thoại thông minh.

Ông Đàm Thanh Thế Chánh văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho biết, Chính phủ đang tập trung chỉ đạo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tăng cường đấu tranh chống buôn lậu gian lận xăng dầu; kiểm tra chuỗi cung ứng từ sản xuất, nhập khẩu, tiêu dùng xăng dầu. Bên cạnh đó, vấn đề chống buôn lậu hàng giả với mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; sản phẩm chức năng, mỹ phẩm cũng đang được quan tâm và đẩy mạnh trong thời gian tới. 

"Các giải pháp SICPA đưa ra sẽ được Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia từng bước nghiên cứu, tiếp tục tổ chức các cuộc hội thảo trao đổi với cơ quan chức năng báo cáo Chính phủ để áp dụng vào thực tế Việt Nam, nhằm đưa công tác chống buôn lậu đạt hiệu quả cao nhất...", ông Đàm Thanh Thế nói.

Lưu Hiệp
.
.
.