Gia tăng nạn tống tiền, trộm thẻ tín dụng và phát tán virus qua website
Dù đã có khung hình phạt từ hành chính tới hình sự, song tính chất ngăn ngừa và răn đe xem ra vẫn chưa có hiệu quả triệt để trong khi nhiều điều luật cần thiết vẫn chưa được bổ sung.
Các hacker gây thiệt hại lớn
Ông Nguyễn Tử Quảng, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng (BKIS) cho biết, tuy chưa có con số thống kê chính thức số người bị lừa hay bị tống tiền qua các website ở Việt Nam, nhưng tỷ lệ này là không nhỏ trong thời gian gần đây, vì không phải ai mỗi khi bị lừa cũng báo cáo với các cơ quan chức năng. Đối tượng đi lừa đảo, tống tiền chủ yếu là các hacker (tội phạm máy tính) ở nước ngoài, lừa những người đang sinh sống và làm việc ở Việt
Theo thống kê của BKIS, trong tháng 7/2007, đã có trên 50.000 máy tính bị nhiễm virus, bị phá huỷ các file dữ liệu. 19 website Việt
Tính từ năm 2006 tới hết quý 1/2007, đã có 47 vụ vi phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin bị các cơ quan phát hiện. Trong đó có 6 vụ bị xử lý hình sự, 29 vụ bị phạt hành chính với số tiền trị giá 423 triệu đồng. Ngoài các tội trên, những hành vi vi phạm chủ yếu vẫn tập trung ở việc phát tán virus, truy cập trái phép vào các cơ sở dữ liệu, tấn công và ăn cắp tiền qua thẻ tín dụng, kiểm soát các website để tống tiền.
Theo nhận định của bộ phận Thanh tra truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), các vi phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin ngày càng đa dạng, quá trình thực hiện các hành vi được các đối tượng che giấu rất tinh vi và không dễ phát hiện.
Nhiều hacker, những kẻ phạm tội đã không ngần ngại liên kết với nhau để thành lập liên minh, cách thức tấn công trên mạng, trao đổi mã nguồn virus, kinh doanh thẻ Internet lậu, gây thất thoát cho các đơn vị làm ăn chân chính không hề nhỏ và ước tính thiệt hại có thể lên tới hàng chục tỷ đồng.
Ngoài ra, hàng trăm website khi bị tấn công đã không cung cấp được dịch vụ, các giao dịch điện tử từ Việt
Vẫn vướng ở khâu luật và xử lý đồng bộ
Trong thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tăng cường công tác xây dựng pháp luật để tạo ra một hành lang pháp lý hoàn chỉnh, đồng thời chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ, các Sở Thông tin và Truyền thông và các doanh nghiệp phòng chống các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này trong đó có sự kết hợp với cả bộ phận Phòng chống tội phạm công nghệ cao (C15, Bộ Công an) để điều tra. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cũng đã phối hợp để tăng cường chỉ đạo việc thanh tra, kiểm tra về vấn đề bản quyền máy tính. Các doanh nghiệp cũng đã thực hiện nhiều giải pháp kỹ thuật nghiệp vụ, đầu tư hệ thống thiết bị hiện đại có tính bảo mật cao, song việc bắt giữ được số vụ vi phạm chỉ là phần nổi.
Nguyên nhân theo các chuyên gia là do thiếu sự đồng bộ giữa các cơ quan trong việc phòng chống các vụ vi phạm, các cơ quan liên đới cũng chưa xây dựng được một chương trình phòng chống lâu dài, quá trình cung cấp thông tin về các hành vi phạm tội vẫn kéo dài ở nhiều cấp, tốn nhiều thời gian và không đảm bảo tính bí mật. Nhiều nơi bị tội phạm tấn công để một thời gian quá lâu mới báo cáo với cơ quan chức năng.
Theo các chuyên gia của BKIS và Trung tâm Truyền số liệu (VDC), sự phát triển nhanh chóng của hệ thống công nghệ mới thời gian qua đã giúp ích rất nhiều cho nền kinh tế, tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để để nhiều hacker có những hành vi phạm tội mới một cách tinh vi.
Trước thực trạng trên, mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức buổi Hội thảo "Phòng chống và xử lý vi phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông". Đại diện của các đơn vị Cục C15, Trung tâm BKIS… đã cùng nhau đưa ra giải pháp chống tội phạm công nghệ thông tin.
Ngoài việc áp dụng tiêu chuẩn ISO cho các hoạt động của công nghệ thông tin thì đại diện của các đơn vị cũng nhất trí kiến nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội bổ sung vào Bộ luật Hình sự các hành vi tội phạm mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Theo ý kiến của nhiều bên, do lúng túng trong khâu pháp lý nên nhiều vụ vi phạm nặng đáng ra phải bị xử lý theo Luật Hình sự nhưng lại chỉ bị xử phạt hành chính. Đơn cử như vụ phá hỏng website của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo khung hình phạt của các nước thì đây là một hành vi phạm tội, nhưng tại Việt
Một cản trở nữa theo các chuyên gia là, hiện nay, các chứng cứ điện tử chưa được công nhận, trong một số vụ việc, chứng cứ điện tử khi đưa ra tòa phải chuyển thành chứng cứ bình thường.
Hội thảo cũng đã kiến nghị Bộ Công an nâng cao nghiệp vụ, điều tra kịp thời các đối tượng vi phạm, nâng cao năng lực phòng chống tội phạm công nghệ cao. Các doanh nghiệp cần phối hợp trong việc phát hiện, thông báo với nhau các dấu hiệu vi phạm pháp luật, tăng cường trao đổi kỹ thuật, các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ với các cơ quan quản lý Nhà nước, nhằm phòng chống các hành vi vi phạm mới