Dùng keo 502 dán.. hạt điều để xuất khẩu?
Theo Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), hiện nay có hàng chục container hạt điều nhân xuất khẩu của tỉnh Bình Phước đang bị Thái Lan và một số nước Đông Âu trả lại do không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Do vậy, ngày 15/10/2008, Hiệp hội Điều Việt
Cách đây khoảng 3-4 năm, tại một số đại lý, cơ sở thu mua hạt điều ở các huyện Phước Long, Bù Đăng (tỉnh Bình Phước) đã xuất hiện hiện tượng gian lận thương mại trong mua bán hạt điều.
Ngoài việc cân đong đo đếm thiếu chính xác, các đại lý này còn xay vỏ trái điều trộn với nước lạnh rồi bỏ hạt điều vào ngâm. Bằng cách này, hạt sẽ căng phồng, mẩy và nặng ký. Điều nguy hại là những hạt điều nhân này sẽ không giữ được màu vàng, mùi thơm khi qua chế biến.
Để bảo đảm uy tín thương hiệu cây điều Bình Phước, lãnh đạo tỉnh cũng đã chỉ đạo những biện pháp ngăn chặn thực trạng này, song do nhận thức của một số cán bộ cấp huyện, xã và các ban, ngành khác nhau, phối kết hợp thiếu đồng bộ giữa các ngành chức năng nên công tác chống gian lận trong mua bán hạt điều ở Bình Phước chỉ được nhắc tới trong một vài hội nghị rồi lại chìm vào quên lãng.
Gian lận thương mại trong ngành điều ở Bình Phước không chỉ dừng lại ở việc "xào chẻ" cả nhân hạt điều xuất khẩu. Việc "xào chẻ" nhân hạt điều ở Bình Phước bắt đầu xuất hiện ở những địa phương có diện tích cây điều lớn, nhiều cơ sở chế biến điều như ở huyện Phước Long, Bù Đăng nay đã lan đến các địa phương khác như huyện Đồng Phú, Lộc Ninh, Bình Long, Chơn Thành và thị xã Đồng Xoài.
Thậm chí, nó lan xuống cả miền Tây Nam Bộ - nơi hiện có hàng trăm điểm gia công bóc vỏ lụa hạt điều do các cơ sở chế biến hạt điều ở Bình Phước đầu tư.
Vì nguồn lợi trước mắt, một số nguời đã thành lập các tổ thu gom nhân hạt điều đã vỡ, giá rẻ, dùng keo 502 - một loại chất cực kỳ độc hại dán các mảnh vỡ vào nhau để tạo thành một nhân điều nguyên, liền lại. Dán xong họ mang bán lại cho các cơ sở chế biến điều xuất khẩu… "ham của rẻ" hoặc tìm cách đổi chác, đánh tráo với các cơ sở gia công… Với cách làm này, người gian lận được lời từ 20.000 đồng đến 30.000 đồng/kg. Do được dán keo, bình quân mỗi ngày có hàng tấn điều nhân vỡ trở thành lành lặn, thu lợi một khoản tiền không nhỏ.
Khi nhân điều dán keo được đưa về các nhà máy, cơ sở chế biến và được trộn chung với nhân điều chính phẩm, do không đủ điều kiện, năng lực kiểm định chi ly đến từng hạt điều nên những nhân điều dán keo này vẫn dễ dàng "lọt lưới" kiểm định.
Trên thực tế, khi đối tác chỉ cần phát hiện ra một nhân hạt điều có hóa chất độc hại thì lập tức, cả lô hàng sẽ bị phong tỏa, thậm chí bị tiêu hủy, mà theo điều khoản đã ký, bên bán không được đòi bồi thường. Đã có một số nhân viên kiểm định của Thái Lan, các nước châu Âu, Bắc Mỹ khi phát hiện nhân hạt điều dán keo xuất từ Bình Phước đã lấy mẫu gửi về Vinacas và yêu cầu được giải trình.
Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Bình, Giám đốc Công ty TNHH Việt Sơn, một doanh nghiệp chế biến điều xuất khẩu tỉnh Bình Phước bức xúc: "Trong lúc ngành điều đang thua lỗ nặng, một số cá nhân sử dụng keo 502 có yếu tố độc hại dán nhân hạt điều vỡ để xuất khẩu đã gây nguy hại to lớn đối với cả uy tín và kinh tế của nhiều doanh nghiệp chế biến điều xuất khẩu ở Bình Phước. Trước thực trạng này, không chỉ lãnh đạo Hiệp hội Điều Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Bình Phước, mà có rất nhiều người tâm huyết với cây điều Bình Phước như chúng tôi cũng cảm thấy hổ thẹn và đau lòng"