Đề án cấu trúc PVN sẽ sớm được thông qua
Chiều 8/10, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã tổ chức họp báo công bố tình hình sản xuất kinh doanh quý III và phương hướng cho 3 tháng cuối năm, với những kết quả khả quan, nộp ngân sách vượt kế hoạch. Nhân dịp này, lãnh đạo PVN cũng trả lời báo chí các thắc mắc liên quan đến việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành và lộ trình tái cấu trúc tập đoàn này.
Ông Lê Minh Hồng - Phó Tổng Giám đốc PVN cho biết: Hết 3 quý, Tập đoàn đã hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Cụ thể, gia tăng trữ lượng dầu khí 9 tháng đạt khoảng 35 triệu tấn thu hồi quy dầu, bằng 100% kế hoạch năm. Đến hết tháng 9, tổng doanh thu của các đơn vị trong Tập đoàn đạt 563 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ 2011. Dự kiến năm nay, doanh thu của PVN sẽ tăng 14% so với kế hoạch, đạt 752 nghìn tỷ đồng. Trong đó, nộp ngân sách sẽ tăng 18,7%, đạt 160 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 61,4 nghìn tỷ đồng.
Về việc tái cấu trúc Tập đoàn, ông Phùng Đình Thực - Chủ tịch Hội đồng Thành viên PVN cho biết đề án tái cấu trúc đã cơ bản được Chính phủ thông qua, trừ một số điểm nhỏ. Ông Phùng Đình Thực cũng cho biết hiện có 29 đơn vị thành viên, sau khi tái cấu trúc sẽ dẹp đi 5 đơn vị, còn 24 đơn vị. Về việc Chính phủ yêu cầu không tổ chức mô hình Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc ở các Tổng Công ty TNHH một thành viên của Tập đoàn, ông Phùng Đình Thực cho biết PVN đã có văn bản kiến nghị Chính phủ giãn việc thực hiện, do còn nhiều khó khăn.
Ông Phùng Đình Thực cho biết: Đến thời điểm này, EVN còn nợ PVN 14.000 tỷ đồng tiền mua điện. Điều này ảnh hưởng đến doanh thu của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí, do DN này phải đi vay tiền để trả tiền mua khí và chịu lãi của khoản vay này. Ông Thực cho biết hiện “không hi vọng EVN giải quyết ngay, mà sẽ giải quyết từ từ khoản nợ này”. Được biết hiện lãnh đạo 2 tập đoàn cũng đã có lịch làm việc với nhau để bàn về cách giải quyết số nợ này.
Theo thông tin được PVN đưa ra trong cuộc họp báo chiều 8/10, mặc dù hầu hết các chỉ tiêu đều đạt vượt mức kế hoạch đề ra, thì vẫn còn duy nhất chỉ tiêu sản xuất xăng dầu của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất không đạt kế hoạch, chỉ đạt 3,89 triệu tấn, bằng 65% kế hoạch năm. Nguyên nhân do Nhà máy Dung Quất phải ngưng sản xuất để bảo dưỡng định kỳ trước khi bàn giao