Đâu cũng là ‘nước mắm Phú Quốc’(?)
Theo bà Nguyễn Thị Tịnh, Chủ tịch Hiệp hội nước mắm Phú Quốc thì nước mắm Phú Quốc là thương hiệu bị làm giả, làm nhái nhiều nhất hiện nay. Ước tính hàng năm, thị trường Việt Nam tiêu thụ khoảng 180 - 200 triệu lít nước mắm nhãn hiệu Phú Quốc thì năng lực sản xuất của các nhà thùng chính hiệu ở Phú Quốc chỉ khoảng 20 - 25 triệu lít/năm, tức chỉ có khoảng 10 - 20% nước mắm mang tên Phú Quốc trên thị trường là hàng xịn. Trong 80 doanh nghiệp sản xuất nước mắm ở Phú Quốc vẫn còn 15 doanh nghiệp chưa được công nhận GI (Văn bằng bảo hộ địa lý ở trong nước và tại Liên minh Châu Âu) nên người tiêu dùng vẫn còn bị lẫn lộn khi chọn mua nước mắm Phú Quốc.
Ông Trần Hữu Nam, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cho biết, nước mắm Phú Quốc là niềm tự hào của Việt Nam vì không chỉ là chỉ dẫn địa lý đầu tiên được bảo hộ trong nước mà còn là chỉ dẫn địa lý đầu tiên của Việt Nam được bảo hộ tại Liên minh châu Âu, đưa Việt Nam trở thành 1 trong 5 quốc gia ngoài liên minh châu Âu có sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở thị trường này.
Theo ông Nam, hiện nay chất lượng nước mắm trên thị trường chủ yếu vẫn là do nhà sản xuất tự kiểm tra, tự công bố theo kiểu "vừa đá bóng vừa thổi còi". Tình trạng này sẽ dần được khắc phục, mà đi đầu là “cuộc chiến” bảo vệ thương hiệu cho nước mắm Phú Quốc. Từ 1/8/2014, tất cả sản phẩm nước mắm có GI Phú Quốc đưa ra thị trường phải sử dụng nhãn mác mới về chỉ dẫn địa lý. Từ 15/8, Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Kiên Giang sẽ phối hợp với các địa phương kiểm tra việc sử dụng thương hiệu nước mắm Phú Quốc trên toàn quốc.
Theo ông Phạm Ngọc Thành, Giám đốc Công ty cổ phần tư vấn phát triển và Thương mại Phúc Lâm thì để phân biệt nước mắm xịn với nước mắm nhái, người tiêu dùng đổ 1 thìa nhỏ nước mắm vào chảo nóng, nếu nước mắm khô tạo thành 1 vệt trắng thì đó là nước mắm pha muối vào hương liệu. Còn nước mắm làm từ cá có độ đạm cao sẽ để lại vệt cháy đen, quá trình khô cháy có mùi cá nướng cháy