Cơ hội xuất khẩu thực phẩm Halal sang thị trường Malaysia

Thứ Tư, 20/12/2006, 08:09

Với hơn 1,5 tỷ dân trên thế giới theo Đạo Hồi, ước tính thị trường tiềm năng của thực phẩm Halal đạt khoảng 350-410 tỷ USD/năm. Malaysia hiện là cơ sở cung cấp thực phẩm Halal hàng đầu và là trung tâm được chứng nhận toàn cầu. Đây sẽ là bước đệm lý tưởng để sản phẩm của Việt Nam vào thị trường thự

Trong buổi gặp gỡ với các doanh nghiệp Việt Nam, ông C.K.ng, Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Malaysia đã "bật mí" cho các doanh nghiệp Việt Nam biết: Hiện nay, Malaysia và một số nước trên thế giới theo đạo Hồi rất có nhu cầu cao về việc nhập khẩu thực phẩm Halal. Đây là cơ hội rất tốt cho doanh nghiệp Việt Nam vào khai thác…

Theo giới thiệu của ông C.K.ng, Malaysia là một trong những nước phát triển của Đông Nam Á, thu nhập bình quân đầu người 4.500 USD, là nhà nhập khẩu đứng vị trí thứ 20 trên thế giới và xuất khẩu đứng thứ 18.  Như vậy, Malaysia có tỷ lệ nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu nhưng nhiều doanh nghiệp chưa biết hết về thị trường tiềm năng này nên đây là điều kiện rất thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội khai thác.

Ông C.K.ng cho biết trong năm 2005, tỷ lệ nhập khẩu vào Malaysia nhiều nhất là New Zealand chiếm 23% tổng sản lượng nhập khẩu của Malaysia với các sản phẩm chủ yếu gồm ngũ cốc và thực phẩm. Trong khi đó, Việt Nam chỉ chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn: 1,2% và chủ yếu là cà phê.

Ông cũng cho rằng, Việt Nam là nước nông nghiệp nên có rất nhiều thuận lợi để xuất khẩu sang Malaysia, bởi vì trong bữa ăn của người Malaysia chủ yếu là gạo như người Việt Nam. Ngoài ra, tại Malaysia có 3 cộng đồng người: Malaysia, Trung Quốc và Ấn Độ với 61% người mua hàng có mức thu nhập ở mức tầm trung và cao nên nhu cầu tiêu dùng cũng khá lớn.

Đối với thực phẩm Halal (thực phẩm làm từ thịt gia súc), do ảnh hưởng tôn giáo nên các doanh nghiệp khi xuất khẩu vào thị trường này phải có dấu Halal và một loại sản phẩm khác là phải có ít chất béo. Vì phần lớn người dân Malaysia thích ăn thịt có dấu Halal, kể cả người không phải Hồi giáo vì họ cho rằng, thực phẩm khi có đóng dấu Halal thì rất an toàn. (Tại Việt Nam, có cơ quan để hướng dẫn cho doanh nghiệp những thông tin cần thiết về thực phẩm Halal và thực phẩm có đóng dấu Halal).

Theo đại diện của Công ty Expomal International tại Việt Nam, có đến hơn 1,5 tỷ dân trên thế giới theo đạo Hồi, với ước tính thị trường tiềm năng của thực phẩm Halal khoảng 350-410 tỷ USD/năm. Hiện tại, Malaysia là trung tâm thực phẩm Halal quốc tế có những bước đi đầy chiến lược, là cơ sở cung cấp thực phẩm Halal hàng đầu và là trung tâm được chứng nhận toàn cầu. Điều này đã tạo ra một bước đệm lý tưởng cho thực phẩm Halal vào thị trường thực phẩm Halal thế giới.

Tuy nhiên, ông C.K.ng cũng nhấn mạnh rằng: Doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu thực phẩm Halal nên phối hợp với doanh nghiệp Malaysia trong việc chế biến và đóng gói trước khi có ý định khai thác thị trường thực phẩm Halal thế giới. Ngoài ra, với sự phát triển về dân số và thu nhập cũng như sự thay đổi về phong cách sống do đô thị hoá, đang dẫn đến thị hiếu và sở thích ăn uống của người dân thay đổi, mức tiêu thụ thực phẩm cũng tăng cao và đa dạng (do Malaysia là một đất nước có nhiều sắc tộc) nên trong khoảng 3 năm gần đây, nhà hàng Việt Nam tại Malaysia tăng nhanh mặc dù khẩu vị tại nhà hàng của Malaysia hoàn toàn khác với nhà hàng của Việt Nam.

Một điều mà ông C.K.ng cũng lưu ý doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu thực phẩm sang thị trường Malaysia phải có giấy chứng nhận y tế về nước đó. Sản phẩm phải có dán nhãn bằng tiếng Anh hoặc tiếng Malaysia và trong nhãn phải có đầy đủ các thông tin theo quy định. Với thực tế là tỷ lệ nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu, trong đó nhập khẩu về thực phẩm chiếm tỷ trọng cao nên đây là cơ hội thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm hiểu, khai thác những khoảng trống để tiếp cận thị trường

T.Hà
.
.
.