6 tháng cuối năm vẫn còn dư địa để giảm lãi suất
- Hàng loạt ngân hàng công bố giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp
- Tiếp tục phấn đấu giảm lãi suất cho vay
- Giảm lãi suất: Vẫn chịu nhiều áp lực
Theo thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương, thực tế 6 tháng đầu năm cho thấy, những cải cách, cải thiện môi trường đầu tư-kinh doanh và công tác điều hành của Chính phủ đã đạt những kết quả đáng khích lệ và quan trọng.
Tốc độ tăng trưởng GDP đang trong xu hướng tăng dần qua các quý, kinh tế vĩ mô ổn định và lạm phát được kiềm chế trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, cũng cần chỉ ra một số hạn chế, tồn tại để khắc phục như nợ công tiệm cận sát giới hạn cho phép, doanh nghiệp nhà nước hoạt động thiếu hiệu quả, một số dự án rơi vào cảnh khó khăn, thiếu hiệu quả; doanh nghiệp dân doanh tăng trưởng chưa bền vững...
Thực tế trên đặt ra yêu cầu phân tích, đánh giá tình hình và gợi ý các chính sách vĩ mô; nhất là chính sách tiền tệ-tài chính nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng nhanh hơn trong thời gian tới.
Một số chuyên gia cho rằng, cần chủ động theo dõi, giám sát chất lượng tín dụng, tránh tâm lý nôn nóng “bơm” tín dụng một cách dễ dãi ra thị trường cũng như nên điều chỉnh để tín dụng cả năm đạt mức tăng 16-18%. |
Ông Nguyễn Thạc Hoát, đại diện khoa Tài chính-Tiền tệ của Học viện nhấn mạnh, kinh tế nửa đầu năm tăng trưởng theo xu thế rõ rệt, đáng ghi nhận và ổn định, nhưng vẫn tiềm ẩn một số thách thức, cần cảnh giác. Cần có sự bứt phá mạnh trong những tháng tới để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cũng như làm tiền đề cho các năm sau.
Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra quan điểm riêng là, xét về ngắn hạn thì lạm phát ở mức độ vừa phải có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và lạm phát mục tiêu nên ở mức 3-4%/năm trong thời gian tới cũng như đối với các năm tiếp theo. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần tập trung theo dõi, quản lý tốt trong điều hành tỷ giá hợp lý đồng thời với việc duy trì lãi suất thấp.
Một số chuyên gia cho rằng, cần chủ động theo dõi, giám sát chất lượng tín dụng, tránh tâm lý nôn nóng “bơm” tín dụng một cách dễ dãi ra thị trường cũng như nên điều chỉnh để tín dụng cả năm đạt mức tăng 16-18%. Ngoài ra, cần tăng cường công tác quản lý trong thu ngân sách, bảo đảm nguồn thu và hướng dòng vốn vào các mục tiêu thiết thực; từ đó nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng.
Theo đó, để đạt được tăng trưởng kinh tế như mục đích đề ra, bên cạnh giải pháp dài hạn (như tái cơ cấu nền kinh tế, cải các doanh nghiệp nhà nước, phát triển kinh tế tư nhân...), trước mắt cơ quan quản lý cần tập trung giải pháp chính sách tài chính tiền tệ.
Việc Ngân hàng nhà nước giảm mức lãi suất điều hành 0,25% và 0,5% trần lãi suất cho vay ngắn hạn của tổ chức tín dụng của một số lĩnh vực ưu tiên (vào ngày 7-7-2017) rất tích cực. Đây không phải là nới lỏng chính sách tiền tệ mà chỉ nhằm mục đích tạo cho ngân hàng thương mại cơ hội giảm lãi suất cho vay và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.
Trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam, trong phạm vi tác động của chính sách tài chính tiền tệ tăng trưởng tín dụng đóng vai trò quan trọng đối với thúc đẩy tăng trưởng. Mức cung tiền quyết định ổn định và kiểm soát lạm phát.
Đánh giá về thị trường tiền tệ 6 tháng đầu năm 2017, TS Cấn Văn Lực, giám đốc trường đào tạo BIDV cho rằng, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, nhất quán và lực chọn giải pháp phù hợp gắn liền với mục tiêu đặt ra và điều kiện thị trường cụ thể. Thanh khoản hệ thống ngân hàng tốt, mặt bằng lãi suất duy trì ổn định mặc dù chịu áp lực tăng vào đầu năm. Thị trường ngoại hối ổn định trở lại sau một số biến động trong 2 tháng cuối năm 2016. Tín dụng tăng trưởng khá, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
“Tái cơ cấu nền kinh tế chậm, việc xử lý nợ xấu còn khó khăn đã ảnh hưởng đến mục tiêu hạ lãi suất cho vay và lành mạnh hệ thống tài chính tín dụng. Hệ thống ngân hàng sẽ tiếp tục chịu áp lực lớn về vốn và các gói tín dụng để hỗ trợ nền kinh tế”, TS Lực nhận định.
Dự báo thị trường tài chính tiền tệ 6 tháng cuối năm 2017, ông Lực cho rằng, rủi ro tài chính tiền tệ ở mức cao do tác động cảu thế giới. Như việc Fed có thể tăng lãi suất thêm 1 lần nữa vào năm 2017 và 2 lần năm 2018.
Với tình hình trong nước, việc theo đuổi mục tiêu tăng trưởng ở mức cao trong ngắn hạn và thiếu các động lực tăng trưởng bền vững sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro với kinh tế vĩ mô và hệ thống tài chính ngân hàng trong dài hạn. Tiến trình xứ lý nợ xấu còn nhiều thách thức".
Trước tình hình trên, TS Cấn Văn Lực cho rằng cần triển khai các giải pháp hỗ trợ như mở rộng tăng trưởng cung tiền và tín dụng ở mức hợp lý (16-18%) trong năm 2017. Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu các tài chính tín dụng và triển khai Nghị Quyết xử lý nợ xấu.