Súng vi sóng cho cảnh sát tuần tra

Thứ Bảy, 03/09/2005, 08:18

Một công ty tại Mỹ đã phát triển công nghệ mới, cho phép bắt dừng những chiếc xe bỏ chạy bằng những tia năng lượng không thể nhìn thấy bằng mắt thường được.

Thật ra, vũ khí công nghệ mới - do Công ty Eureka Aerospace ở Pasadena (California) sản xuất - không hẳn là thứ có thể thay thế súng ngắn của nhân viên an ninh, cảnh sát hay kiểm soát quân sự, thậm chí không thể nhét nó vào bao súng như hiện nay được.

Trưởng ban quản trị James Tatoian của Eureka cho biết, thiết bị HPES (Hệ thống Điện từ Năng lượng cao) cho biết: “Về cơ bản, kể từ thập niên 1970, mỗi xe đều có lắp một số loại hệ thống kiểm soát bằng bộ vi xử lý như bộ đánh lửa hay bơm nhiên liệu. Nếu bạn đưa một dòng tạp vào hệ thống dây dẫn điện, nó sẽ dẫn đến sự cố tăng dòng điện đột ngột làm cháy ra tro các bộ vi xử lý này. Một khi các chip của xe hơi đã bị liệt rồi, xe sẽ chạy chậm dần đến khi dừng hẳn, cho phép cảnh sát hoặc các lực lượng an ninh khác tiếp cận an toàn và bắt giữ người lái xe”.

Tatoian cho biết, tuy vẫn còn trong giai đoạn phát triển, nhưng hệ thống chỉ nặng tổng cộng khoảng 90,6kg, gắn trong xe hơi với ăngten vi sóng lắp trên nóc xe. Trong những thử nghiệm thiết bị đầu tiên, nhóm nghiên cứu thấy nó phóng đủ điện để đốt cháy những con chip trên xe ở khoảng cách đến 100m. Quan trọng hơn, hệ thống Eureka có thể hiệu chỉnh được.

Tatoian cho biết: “Có cái hay là mỗi xe đều có bộ tần số riêng có thể tấn công được - trong khoảng 350 đến 1.300 megahertz. Lý tưởng nhất đối với hệ thống Eureka là cảnh sát truy bắt xe bỏ chạy biết rõ cấu tạo và kiểu xe, để có thể gọi đúng tần số và yêu cầu lái xe dừng lại”.

Những khả năng như đã nêu trên thu hút sự quan tâm của Sở Cảnh sát Los Angeles, nơi đang giúp Eureka nghiên cứu HPES. Charles  Heal, sĩ quan chỉ huy cao cấp và chịu trách nhiệm nghiên cứu công nghệ mới này cho LASD, cho biết: “Mọi thứ đều hoàn hảo trên giấy tờ và trong phòng nghiên cứu. Nếu thiết bị này hiệu quả trên hiện trường như  mô tả, nó sẽ giúp rất nhiều cho việc giảm bớt những cuộc đuổi bắt tốc độ cao nguy hiểm”.

Tuy nhiên, cả Tatoian và Heal đều thừa nhận rằng vẫn còn một số câu hỏi và nỗi lo cần được giải tỏa trước khi cảnh sát có thể chặn bắt nghi can bỏ chạy bằng một động tác ấn nút hệ thống súng vi sóng.

Thứ nhất, Tatoian vẫn còn cần hình dung hết những tình huống hệ thống hoạt động trong những tình huống “thế giới thực”, và còn rất nhiều các nhân tố những kỹ sư Eureka cần phải hoàn thiện về thiết kế lẫn nghiên cứu. Chẳng hạn, dẫu Tatoian tự tin rằng mỗi xe ôtô có những tần số đặc biệt để cảnh sát gọi vào, nhưng đến nay họ chỉ thử nghiệm lý thuyết tổng quát ấy khoảng trên dưới 50 xe, cho nên với hàng nghìn vạn chiếc chạy trên xa lộ hàng ngày, làm sao có thể nhận dạng và “bắn trúng” - chính xác tuyệt đối được?

Thứ hai, để cho tia năng lượng (vi sóng) thực sự hiệu quả, các nhà nghiên cứu phải lường trước nhiều nhân tố có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Ông Heal cho biết: “Cái khó của công nghệ này nằm ở công đoạn "móc vào", tức là năng lượng vi sóng bắt sao cho dính các chip và làm cho nó quá tải và cháy, buộc xe phải dừng lại". Đại đa số các xe ôtô ngày nay đều được trang bị lớp sơn lót chống gỉ, sơn dày hoặc có nhiều bộ phận plastic - chúng không phải là chất truyền dẫn năng lượng vi sóng tốt

Phương Nguyên (theo ABC, CBS và LiveScience)
.
.
.