“Không để mất cân bằng giới tính khi sinh và giảm thiểu trẻ bị dị tật”
Thông tin trên được đưa ra tại cuộc họp báo ngày 20/12, dưới sự chủ trì của TS. Nguyễn Bá Thủy - Thứ trưởng Bộ Y tế.
TS. Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KKHGD, cho biết: Hiện nay, tỉ số giới tính khi sinh chưa có gì đáng lo, trừ một số địa phương có tỉ lệ này cao như Hưng Yên: 130/100; Hải Dương 127/100; Bắc Giang, Hà Nam,… Vì tỉ số giới tính khi sinh hiện là 103 đến 106/100 (bé trai/bé gái). Nhưng khi sinh, thường bé trai bị chết nhiều hơn, nên đến tuổi trưởng thành, tỉ lệ là 100/100. Càng về sau, hiện tượng trên tiếp tục lặp lại, nên số cụ bà thường thọ hơn cụ ông.
Tuy vậy, theo ông Trọng, ở Việt
Vấn đề mất cân bằng giới tính có khả năng xảy ra do tâm lý “khát” con trai. |
Một vấn đề khác được Tổng cục DS-KKHGD quan tâm trong Tháng hành động Quốc gia về dân số và Ngày dân số Việt
Nếu trước khi kết hôn, các cặp vợ chồng có bệnh được phát hiện và tư vấn có nên kết hôn với nhau không, hoặc khi mang thai, phát hiện để loại bỏ hoặc sửa chữa, điều trị sẽ giảm thiểu được trẻ dị tật. Những bà mẹ bị HIV/AIDS, nếu không được phát hiện, sẽ có 30 – 40% trẻ bị nhiễm, ngược lại, nếu phát hiện và can thiệp dự phòng, sẽ giảm xuống dưới 5%, như ở TP HCM đã làm được. Hoặc bệnh ưa chảy máu chiếm tỉ lệ cao ở đồng bào Mường, có khi tới 60%, mà nếu 2 người cùng mang gen này kết hôn với nhau, con khi sinh ra, sẽ không sống được đến tuổi trưởng thành.
Một số trường hợp trẻ bị bệnh không phát hiện được khi mang thai, nên cần sàng lọc sơ sinh: trẻ bị bệnh giáp trạng bẩm sinh mà được phát hiện ngay khi sinh, sẽ sống như người bình thường, còn không được phát hiện kịp, sẽ không sống được qua tuổi trưởng thành