Khát vọng chế tạo vệ tinh "Made in Vietnam"

Thứ Hai, 26/03/2012, 15:20
Tháng 7/2008, anh Thư đề xuất với lãnh đạo FPT thành lập phòng nghiên cứu không gian (FSpace) để thực hiện dự án chế tạo vệ tinh nhỏ F-1 CubeSat. Bấy giờ, việc chế tạo vệ tinh "Made in Vietnam" bị coi như là ý tưởng ngông cuồng, nếu xét theo trình độ khoa học công nghệ của nước nhà. Nhưng khoa học cần những ý tưởng táo bạo, dù chỉ là 1% thành công, cuối cùng FSpace cũng thuyết phục được lãnh đạo FPT bảo trợ cho việc thực hiện F-1.

Không thích nói nhiều về mình, song chàng trai ấy khiến nhiều người nể phục, bởi ý tưởng táo bạo: chế tạo vệ tinh mang xuất xứ "Made in Vietnam". Tháng 7/2012, vệ tinh đầu tiên F-1 CubeSat do anh thiết kế, chế tạo sẽ được phóng lên quỹ đạo Trái đất. Nếu thành công, điều này sẽ chứng minh Việt Nam hoàn toàn có thể làm chủ công nghệ vệ tinh nhỏ. Được bình chọn là 1 trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam năm 2011, anh vẫn rất khiêm nhường: "Tôi quá đỗi bất ngờ và hạnh phúc, thấy mình chưa làm được gì nhiều". Anh là Vũ Trọng Thư - Trưởng nhóm FSpace - Viện Nghiên cứu công nghệ FPT (Đại học FPT).

Tháng 7/2012, vệ tinh đầu tiên F-1 CubeSat do anh thiết kế, chế tạo sẽ được phóng lên quỹ đạo Trái đất. Nếu thành công, điều này sẽ chứng minh Việt Nam hoàn toàn có thể làm chủ công nghệ vệ tinh nhỏ. Được bình chọn là 1 trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam năm 2011, anh vẫn rất khiêm nhường: "Tôi quá đỗi bất ngờ và hạnh phúc, thấy mình chưa làm được gì nhiều". Anh là Vũ Trọng Thư - Trưởng nhóm FSpace - Viện Nghiên cứu công nghệ FPT (Đại học FPT).

Sinh năm 1982, Vũ Trọng Thư đến với lĩnh vực thiên văn học như một cơ duyên. Mọi thứ bắt đầu từ mùa hè năm 1997 khi anh còn là một học sinh lớp 10 và con tàu thăm dò Mars Pathfinder 97 của NASA vừa đổ bộ thành công xuống sao Hỏa, gửi về những hình ảnh mới nhất của bề mặt hành tinh Đỏ.

Chính những hình ảnh đen trắng chiếu cảnh chiếc xe tự hành tí hon Sojourner nhảy tung tăng quanh các hòn đá trên sao Hỏa đã khiến anh rất tò mò. Anh tự hỏi: "Đây là cái gì mà khiến cho hàng triệu người trên thế giới quan tâm đến như vậy?" và thử đi tìm câu trả lời trong các cửa hàng bán sách cũ dọc đường Láng (Hà Nội).

Chính nhờ đọc các tạp chí Thế giới mới, Time và Newsweek… đã mở ra cho anh chân trời mới, để biết thế giới bên ngoài kia có gì. Năm 2002, anh tham gia thành lập CLB thiên văn học trên diễn đàn Trí tuệ Việt Nam Online. Những điều kì lạ trong vũ trụ khác với những gì thường thấy trên Trái đất đã trở thành động lực cho người thanh niên trẻ khao khát khám phá.

Vũ Trọng Thư (áo trắng) là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam luôn say mê, đầy khát vọng.

Sau khi tham gia cuộc thi thiết kế tàu thăm dò nghiên cứu quỹ đạo tiểu hành tinh 99942 Apophis có nguy cơ đâm vào Trái đất do The Planetary Society tổ chức, lọt vào tới vòng bán kết, anh bắt đầu đi sâu vào nghiên cứu chế tạo vệ tinh. Tháng 7/2008, anh đề xuất với lãnh đạo FPT thành lập phòng nghiên cứu không gian (FSpace) để thực hiện dự án chế tạo vệ tinh nhỏ F-1 CubeSat.

Bấy giờ, việc chế tạo vệ tinh "Made in Vietnam" bị coi như là ý tưởng ngông cuồng, nếu xét theo trình độ khoa học công nghệ của nước nhà. Nhưng khoa học cần những ý tưởng táo bạo, dù chỉ là 1% thành công, cuối cùng FSpace cũng thuyết phục được lãnh đạo FPT bảo trợ cho việc thực hiện F-1.

Hình ảnh vệ tinh F-1 CubeSat.

Vệ tinh F-1 có kích thước 10x10x10cm và nặng 1kg, có nhiệm vụ phải "sống" được trong môi trường vũ trụ ít nhất 1 tháng, nhận lệnh điều khiển từ mặt đất và phát tín hiệu trả lời. Trên F-1 có gắn một camera độ phân giải thấp (640x480), một cảm biến từ trường 3 trục (để phục vụ hệ thống xác định tư thế vệ tinh sau này) và một số cảm biến nhiệt độ xung quanh thân vệ tinh để thu thập dữ liệu từ môi trường không gian.

Khung của vệ tinh được làm bằng hợp kim nhôm T-6061 vừa đảm bảo độ bền vững cho vệ tinh trong quá trình phóng tên lửa và giảm nhẹ khối lượng của cả vệ tinh. Ngoài ra, trên vệ tinh có 2 bộ vi điều khiển và 2 máy thu phát sóng radio độc lập để đề phòng những sự cố bất thường có thể xảy ra trong quá trình hoạt động.

Không phải là kỹ sư viễn thông hay công nghệ thông tin, cũng chưa từng trải qua đào tạo bài bản về khoa học vũ trụ, Vũ Trọng Thư và FSpace đã gặp không ít khó khăn khi chế tạo F-1. Các thành viên FSpace đã phải tự động viên nhau để không nản chí, không ngừng bước. May mắn với Vũ Trọng Thư là ý tưởng của anh được nhiều tổ chức quốc tế giúp đỡ cả về tinh thần lẫn vật chất: Liên đoàn vũ trụ quốc tế IAF, Văn phòng các vấn đề vũ trụ của Liên hợp quốc (UNOOSA), Cơ quan không gian Nhật Bản (JAXA), Trường Đại học Tokyo

Theo kế hoạch, tháng 7/2012, F-1 sẽ được phóng lên quỹ đạo Trái đất trên tàu vận tải HTV-3/HII-A của JAXA. Nếu thành công, điều này sẽ chứng minh, không gian vũ trụ không phải là cái gì quá xa xôi, người Việt Nam hoàn toàn có khả năng làm chủ công nghệ vệ tinh từ thiết kế, chế tạo tới vận hành. F-1 cũng sẽ là cơ sở để thực hiện những vệ tinh lớn hơn, có ứng dụng thực tiễn trong việc giám sát tàu biển, viễn thám…

Đầu năm 2012, Vũ Trọng Thư cùng nhóm cộng sự đã tham gia và giành giải nhất cuộc thi thiết kế giải pháp công nghệ cứu ngư dân trước thảm họa bão do Tập đoàn Hàng không vũ trụ và quốc phòng châu Âu EADS tổ chức tại Việt Nam. Ngay sau đó, anh được Giáo sư Nakasuka Shinichi, Khoa Kỹ thuật hàng không vũ trụ, Đại học Tokyo (Nhật Bản), mời tham gia dự án UNIFORM chế tạo chùm vệ tinh nhỏ 50kg có nhiệm vụ phát hiện và cảnh báo cháy rừng sớm.

Việt Nam có thể cử kỹ sư sang Nhật cùng tham gia chế tạo, thử nghiệm vệ tinh này và sẽ được chia sẻ dữ liệu từ vệ tinh sau khi được phóng lên. Ngoài ra, để có thể nhanh chóng phát hiện cháy rừng từ ảnh vệ tinh thì cần phải xây dựng một trạm thu vệ tinh ngay tại Việt Nam và phát triển phần mềm tự động phân tích hình ảnh, truyền thông tin nhanh chóng đến lực lượng kiểm lâm. Nếu thành công, dự án này sẽ góp phần giảm thiệt hại từ nguy cơ cháy rừng tại Việt Nam.

Vũ Trọng Thư chia sẻ: "Hãy luôn nuôi dưỡng những ước mơ của mình, nhưng hãy bắt tay vào làm những việc vừa sức và đi chắc chắn từng bước một. Tôi tâm đắc câu "Hãy để đầu óc của bạn trên mây nhưng đôi chân thì đặt ở dưới đất". Đó là một cuộc hành trình dài nhưng bạn sẽ khám phá nhiều điều mới mẻ trên đường đi"

Lâm Khánh Vy
.
.
.