Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ngộ độc chì

Chủ Nhật, 13/05/2012, 08:49
Trước tình hình dư luận lo ngại về việc ngộ độc chì, ngày 10/5, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ngộ độc chì.

Theo Bộ Y tế, các nguồn tiếp xúc với chì gồm: thuốc cam, thuốc tưa lưỡi lưu hành bất hợp pháp có chì, sơn có chì, bụi từ sơn chì cũ, thực phẩm đồ hộp có chất hàn gắn hộp sử dụng chì, đồ nấu ăn bằng chì, các nguồn thực phẩm bị ô nhiễm. Nhiễm độc chì nặng sẽ làm thay đổi hành vi, co giật, hôn mê, phù gai thị, liệt dây thần kinh sọ, tăng áp lực nội sọ kèm theo nôn kéo dài, biểu hiện thiếu máu, có thể kết hợp thiếu sắt.

Cần làm các xét nghiệm thông thường để phát hiện và xử trí cấp cứu điều trị các triệu chứng: suy hô hấp, co giật, hôn mê, truyền máu nếu thiếu máu nặng, sử dụng thuốc giải độc chì (gắp chì)..v.v…

Bộ Y tế khuyến cáo: Mẹ bị nhiễm độc chì tốt nhất không nên cho con bú; cần xét nghiệm chì trong sữa, nếu không đáng kể mới cho trẻ bú; trẻ sơ sinh nhiễm độc chì từ mẹ thì áp dụng liệu pháp gắp theo khuyến cáo; phụ nữ đang bị nhiễm độc chì không nên có thai. Cần xử trí cấp cứu điều trị các triệu chứng: suy hô hấp, co giật, hôn mê, truyền máu nếu thiếu máu nặng

Dạ Miên
.
.
.