‘Tiêm không đau’ với mũi tiêm siêu nhỏ thẩm thấu qua da

Thứ Sáu, 17/07/2015, 19:29
Các nhà khoa học của Đại học Osaka (Nhật Bản) đã phát triển thành công mũi tiêm siêu vi tự hòa tan thuốc có thể làm cho vết tiêm an toàn, rẻ tiền hơn đối với các quốc gia nghèo, cũng như giúp người sợ tiêm không còn lo lắng.

Các nhà khoa học đã tiến hành tiêm thử 1 mũi tiêm vaccine có thể thay thế hoàn toàn mũi tiêm kim loại.

Loại vaccine mới được tiêm đơn giản chỉ bằng cách đặt 1 miếng gạc y tế nhỏ vào đầu ngón tay cái, rồi vaccine thẩm thấu vào da người.

Như vậy, hình thức chích thuốc này có thể làm giảm sự lây lan của dịch bệnh, nâng cao hiệu quả vaccine, hơn nữa tiết kiệm được chi phí.

Công nghệ mới được làm từ vật chất hòa tan, điều đó có nghĩa khi đặt trên da người thuốc/vaccine sẽ hòa tan ngay lập tức.

Hiện tại, hầu hết các loại vaccine được tiêm trực tiếp vào da hoặc bắp. Tuy nhiên cách tiêm/chính đó đòi hỏi chuyên môn cao, giá thành đắt, có thể dễ dàng dẫn đến sai sót và nhiều người rất sợ hoặc không thích bị tiêm/chích bằng mũi tiêm kim loại.

Các nhà khoa học khẳng định, ứng dụng này có hiệu quả như đối với người được tiêm bằng mũi tiêm kim loại, có khi còn hiệu quả hơn. Trong các mũi tiêm thí nghiệm bao gồm 3 mũi ngừa cúm, không mũi nào gây tác dụng phụ không mong muốn.

 Những nỗ lực trước đây nhằm phát triển mũi tiêm siêu vi đều dựa vào silicon hoặc kim loại. Tuy nhiên, chúng không an toàn, và có khi chúng vỡ trong da, để lại mảnh vỡ, kể từ khi phát minh ra mũi tiêm bằng vật liệu dễ hòa tan, việc tiêm/chích thuốc qua da đang trở nên an toàn hơn.

Kết quả của các cuộc thử nghiệm được đăng trên 1 bài báo thuộc tạp chí Vật lý trị liệu (Mỹ) có tiêu đề: “thử nghiệm lâm sàng và đánh giá sự ổn định trong chủng ngừa cúm bằng sử dụng mũi tiêm siêu vi tự hòa tan thẩm thấu qua da”.

Ngọc Bích
.
.
.