Thế giới yêu của bạch tuộc

Thứ Ba, 01/04/2008, 14:15
Mặc dù những con bạch tuộc không có xương, nhưng chúng cũng tán tỉnh, cầm “tay” và cũng có những cử chỉ ghen tuông bảo vệ bạn tình của mình.

Hôm qua (31/3), một thông báo của một nhóm nghiên cứu của trường ĐH California, Berkeley đã cho biết, đời sống tình yêu của loài bạch tuộc cũng rất đa dạng, phong phú và cũng rất đặc trưng.

Anh Christine Huffard, một sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp đã lặn sâu xuống nước ở biển của  Indonesia để quan sát loại bách tuộc Abdopus, một loại bách tuộc khó tính thân màu nâu có những chấm nhỏ màu cam và các xúc tua dài từ 8 - 10 inches.

Những con bạch tuộc được xem là loài động vật có những cảm xúc ngượng ngùng và thường hoạt động về đêm nên những cử chỉ yêu của chúng cũng ít được bộc lộ ra ngoài và bản tính tự nhiên hoang dã nên cũng hơi khó hiểu.

Anh Huffard cho biết, mỗi ngày lặn xuống nước, nhóm nghiên cứu đã học được một số điều mới lạ về các cách cư xử và các cử chỉ của loài bạch tuộc. Hoạt động quan sát những cử chỉ của bạch tuộc có thể được ví với việc ngắm những con chim bay trên bầu trời bằng ống nhòm.

Nhóm nghiên cứu đã nhanh chóng nhận ra rằng loài bạch tuộc đã làm cho họ thật sự thấy bất ngờ, vì những hành động, cử chỉ yêu của chúng thật khác, thậm chí đối lập lại hoàn toàn với những kiến thức họ được học trong bể cá cảnh. 

Họ phát hiện ra rằng, những con bạch tuộc đực bảo vệ những con cái bằng cách cảnh báo những con địch thủ và thậm chí sẽ bóp con địch thủ chết nếu chúng có những hành động quá gần gũi với bạn tình của mình. Cách của chúng di nhiên không giống như loài người, nhưng chúng cũng có những cử chỉ ghen tuông mạnh mẽ để thể hiện tình yêu và uy quyền của mình.

Những con đực nhỏ thì bơi lén lút chậm chậm dưới đáy ở chỗ con cái và không thể hiện những sọc nâu “nam tính” của mình.  Những con đực muốn bảo vệ con cái to nhất, đơn giản chỉ vì con cái đó sẽ có khả năng đẻ nhiều trứng.

Các cách thức thể hiện của bạch tuộc cũng là đặc trưng cơ bản của 300 loài bạch tuộc. Con đực tìm cách tán tỉnh con cái, dùng những xúc tu và những cái vòi của mình để cho tinh dịch vào cơ thể con cái và con cái có thể mang được từ hàng chục đến hàng nghìn trứng sau mỗi lần thụ tinh.

Và chỉ vài tháng sau khi giao phối, cả bạch tuộc đực và cái đều chết khi đã để lại cho những con bạch tuộc mới sinh đầy đủ những thứ cần thiết cho cuộc sống sau này

Hoàng Ngân (theo Reuters)
.
.
.