Tàu vũ trụ của NASA bay qua sao Thủy lần thứ hai
Đây là chuyến bay nằm trong kế hoạch ba lần bay qua Sao Thuỷ của tàu Messenger. Lần đầu tiên, chuyến bay được thực hiện vào ngày 14/1 và sẽ hoàn thành sứ mệnh của mình vào tháng 9/2009.
Người phát ngôn của phòng nghiên cứu vật lý ứng dụng tại Đại học Johns Hopkins đang thực thi dự án trên, Helen Johnson cho biết chuyến bay thành công tốt đẹp đúng như dự định. Tàu Messenger đã đạt tới độ cao 201 km và bay qua bề mặt Sao Thuỷ với vận tốc gần 24.000 km/h, ghi lại được 1.200 bức ảnh bề mặt hành tinh này.
Con tàu lần này sẽ tìm hiểu phần đối diện với bề mặt đã nghiên cứu trong chuyến bay đầu tiên. Mặc dù khá gần với Trái Đất song do Sao Thuỷ là hành tinh gần Mặt Trời nhất nên lực hút lớn của Mặt Trời cũng như mức độ bức xạ cao do Mặt Trời toả ra đã gây nhiều trở ngại cho các hoạt động nghiên cứu.
Các nhà khoa học hi vọng kết quả nghiên cứu sẽ mở ra cho họ nhiều thông tin hơn về các quá trình vật lý chi phối bầu khí quyển Sao Thuỷ.
Chuyến bay lần đầu tiên qua Sao Thuỷ của tàu Messenger đã cho các nhà khoa học thấy hoạt động núi lửa trên Sao Thuỷ đã tạo ra nhiều vùng đồng bằng rộng lớn với những vết lồi lõm