Marie Curie là nữ khoa học vĩ đại nhất mọi thời
Ba nhà nữ khoa học lớn nhất mọi thời đại: Marie Sklodovskaya - Curie, Rosalind Franklin, Hypatia xứ Aleksandria (từ trên xuống). |
Vị trí thứ nhất với ưu thế vượt trội đã được dành cho bà Marie Sklodovskaya - Curie (1867-1934).
25,1% số độc giả tham gia đã bỏ phiếu cho nhà nữ hoá học và vật lý vĩ đại này. Ở vị trí thứ hai là nhà sinh học Rosalind Franklin (14,2%).
Tiếp theo là nhà nữ khoa học thời Hy Lạp cổ đại Hypatia xứ Aleksandria (9,4 %).
Sinh trưởng ở Ba Lan, Marie Sklodovskaya - Curie đã hai lần được nhận giải Nobel: năm 1903 về vật lý và năm 1911 về hóa học.
Bà đã cùng với chồng, nhà bác học người Pháp Pierre Curie thực hiện những thí nghiệm mở đường trong lĩnh vực phóng xạ, đã tìm ra những chất phóng xạ như radium và polonium...
Khi nghiên cứu các chất phóng xạ, Marie Sklodovskaya - Curie đã không áp dụng bất cứ một biện pháp phòng ngừa nào và vì thế, bà đã bị nhiễm xạ và mất vì bệnh máu trắng ở tuổi 67.
Bà Rosalind Franklin (1920-1958) đã nghiên cứu về ADN. Chính nhờ những bức ảnh X-quang của bà mà về sau hai nhà khoa học James Watson và Francis Crick mới tìm ra cấu trúc của phân tử này.
Khi phát minh đó được nhận giải Nobel, bà
Hypatia xứ Aleksandria sống ở thế kỷ IV trước CN (bà sinh năm 370 trước CN). Bà nghiên cứu về triết học, toán học, thiên văn học và đã giảng bài về các môn khoa học này.
Là người đã thần giáo, Hypatia bị những tín đồ Thiên chúa giáo ủng hộ cha đạo Kirill sát hại vào năm 415 trước CN