Cận cảnh 2 sư tử con đầu tiên trên thế giới được sinh ra trong ống nghiệm
Chính vì vậy, Giáo sư Andre Ganswindt, đến từ Viện nghiên cứu động vật có vú của Đại học Pretoria nhấn mạnh, nghiên cứu chính là một bước đi tiên phong để ổn định quần thể các loài động vật đang bị đe dọa. Các kỹ thuật phải được phát triển trên một quần thể ổn định, chẳng hạn như sư tử ở Nam Phi.
Chúng khỏe mạnh và bụ bẫm. |
Khi những con sư tử này đủ lớn chúng sẽ được thả chung với những con sư tử bình thường khác. Hai con sư tử con được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm đánh dấu thành công bước đầu của các nhà khoa học trong việc cứu loài mèo lớn khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Pretoria của Nam Phi đã tiên phong trong việc nghiên cứu về thụ tinh trong ống nghiệm và đã thành công khi đặt phôi vào một sư tử mẹ.
Rất đáng yêu. |
Sau 3 tháng rưỡi mang thai, sư tử mẹ đã sinh ra hai sư tử con khỏe mạnh là Isabel và Viktor tại Trung tâm bảo tồn Ukutulu Game, The Sun đưa tin.
Tiến sĩ Isabel Callealta, nhà nghiên cứu chính của dự án, cho biết: “Đây là một thế giới đầu tiên dành cho sư tử. Ý tưởng này đã nâng cao kiến thức và sự hiểu biết của chúng ta về những chú mèo lớn và là bước đệm cho những nghiên cứu thành công hơn ở phía trước. Nghiên cứu này có kết quả tốt, đồng nghĩa với việc chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng nó lên một số loài mèo lớn hiếm hơn như báo tuyết và hổ trong tương lai”.
Tên của hai con sư tử con được đặt theo nhà nghiên cứu Isabel và chồng sắp cưới của cô - Viktor. |
Willi Jacobs, chủ sở hữu của Trung tâm bảo tồn Ukutulu, cho biết: “Cả hai con sư tử đều rất khỏe mạnh. Chúng tôi quyết định tôn vinh nhà nghiên cứu Isabel bằng cách đặt tên cô cho con sư tử cái và Victor - tên chồng sắp cưới của Isabel đã được đặt cho sư tử đực”.
Ukutula kết hợp với Đại học Pretoria và các nhà nghiên cứu quốc tế thành lập trung tâm bảo tồn, phòng thí nghiệm vào đầu năm 2017.
Sư tử tại khu bảo tồn. |
Giáo sư Andre Ganswindt: “Có những mối đe dọa to lớn đối với động vật hoang dã do chúng bị mất môi trường sống và nạn săn bắn của con người. Đó chính là lý do vì sao một số loài động vật bị liệt vào danh sách dễ bị tổn thương hoặc đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng".