10 loài vật mới được phát hiện

Thứ Ba, 12/08/2008, 16:30
Cá đuối điện Electrolux addisoni (ảnh 1) là thành viên lớn nhất của họ cá đuối điện Narkidae, và được Viện Quốc tế khai thác muôn loài tự nhiên đưa vào danh sách tốp 10 loài mới bởi cái tên lạ thường và nghe vui tai của nó. Tên của nó được đặt theo tên hãng sản xuất máy hút bụi và máy giặt Electrolux do hành động “hút” mà nó thực hiện trên một cảnh quay video.

Gryposaurus monumentensis là một loài khủng long mới được phát hiện (ảnh 2) bởi nhóm nghiên cứu của Viện Bảo tàng Alf, viện bảo tàng cổ sinh vật học cấp quốc gia duy nhất ở một trường trung học phổ thông. Đây là một trong những loài khủng long mỏ vịt to khỏe nhất từng được phát hiện.

Từng loài cuốn chiếu thường khác nhau ở ngoại hình và màu sắc, nhưng chỉ có con cuốn chiếu Desmoxytes purpurosea rồng màu hồng đặc sắc này mới thật sự nổi bật nhất (ảnh 3). Một số người cho rằng, sự lên màu lòe loẹt của nó chứng tỏ nó có thể là loài ăn thịt, bởi nó có nọc độc, gai nhọn và thịt không hấp dẫn các loài thú khác.

Ếch Philautus maia (ảnh 4) được phát hiện như một mẫu vật cho viện bảo tàng trong bộ sưu tập có từ khoảng năm 1860. Nó và một số loài có liên quan ở Sri Lanka từng bị cho là đã bị tuyệt chủng trước đó khá lâu. Nếu mẫu ếch này không được sưu tập trong thế kỷ XIX, có lẽ đến nay không ai biết nó còn tồn tại trong thiên nhiên.

Oxyuranus temporalis (ảnh 5) là một trong những loài rắn độc nhất trên thế giới. Hai họ rắn gần nó nhất, taipan đất liền và taipan bờ biển (cùng có tên khoa học là Oxyuranus scuttelatus), theo thứ tự được xếp hạng rắn độc nhất và độc thứ ba trong các loài rắn trên thế giới. Việc phát hiện ra loài rắn độc này tại Australia giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn những loài bò sát tương đối lớn sống tại những nơi cư trú ít tập trung và khắc nghiệt.

Styloctenium mindorensis (ảnh 6) là một loài dơi lớn ăn hoa quả, rất đặc sắc và cư ngụ tại bán đảo Mindoro. Loài mới này bị đe dọa bởi nạn săn bắn và mất nơi cư trú.

Xerocomus silwoodensis (ảnh 7) là một loài nấm mới được phát hiện trong sân trường Silwood ở Trường đại học Cộng đồng Hoàng Gia (London, Anh).

Malo kingi (ảnh 8) là loài sứa hộp nguy hiểm có tiếng thứ hai trên thế giới gọi là Malo. Nó được đặt theo tên du khách người Mỹ Robert King, đã chết sau khi va phải sinh thể này trong khi bơi gần khu vực miền Bắc Queensland (Australia).

Gọi là bọ tê giác (Megaceras briansaltini) vì chúng có hình sừng ở đầu như con tê giác (ảnh 9). Một số người khẳng định rằng sừng của con bọ tê giác này rất giống với cái đầu của Dim, con  bọ tê giác màu lam trong phim hoạt hình của Hãng Walt Disney “Cuộc đời của bọ”. Bộ phim này được thực hiện cho một trường hợp hiếm có, động vật này (con bọ) ngụy trang giống hệt động vật khác (tê giác)!

Tecticornia bibenda (ảnh 10) là loài thực vật mới, được một số nhà khoa học mô tả giống hệt “Người vỏ xe Michelin”. Nó là một trong 298 loài cây mới được biết đến có nguồn gốc từ miền Tây Australia vào năm 2007

Lệ Đào (tổng hợp) - ANTG 780