Vì sao đồ chơi trẻ em-búp bê Cayla khiến cả nươc Đức lo sợ?

Thứ Bảy, 18/02/2017, 10:49

Các phụ huynh ở Đức đã mua búp bê “biết nói” Cayla cho con chơi, hiện đang được yêu cầu phá hủy loại đồ chơi này vì chính phủ lo ngại đồ chơi có thể trở thành thiết bị do thám.

Có sự lo ngại rằng phần mềm bên trong búp bê “My Friend Cayla/Bạn tôi là Cayla” có thể bị xâm nhập trở thành một công cụ tình báo.

Phần mềm cho phép người dùng trò chuyện với búp bê, có nguy cơ trở thành thiết bị gián điệp và có thể xâm phạm đời sống riêng tư của một gia đình, Cơ quan Quản lý Thông tin Liên bang (FNA) cho biết.

Búp bê Cayla-đồ chơi yêu thích của trẻ em Đức

Giám đốc FNA Jochen Homann đề nghị: “Búp bê Cayla cần bị cấm ở Đức”.

 “Biện pháp này thực sự cần thiết để bảo vệ những thành viên yếu thế nhất trong xã hội”, ông chia sẻ.

Búp bê có một micro và phần mềm do đó có thể trả lời câu hỏi thông qua truy cập internet.

Nhà nghiên cứu Stefan Hessel cảnh báo nêu trên sau khi kiểm tra đồ chơi được tạo ra bởi công ty đồ chơi Genesis của Mỹ.

Ông cho biết tin tặc có thể sử dụng thiết bị bluetooth không bảo mật chứa mã nhúng độc hại bên trong để nghe lén hoặc trò chuyện với trẻ nhỏ nhằm moi thông tin về phụ huynh.

Ông Hessel cho báo điện tử Đức Netzpolitik.org biết: “Trong một thử nghiệm, tôi có thể xâm nhập đồ chơi thâm chí xuyên qua nhiều bức tường lửa. Nó thiếu mọi tình năng bảo mật”.

Hiệp hội Bán lẻ Đồ chơi Anh quốc cho biết họ “tin tưởng sản phẩm không gây ra rủi ro và không có lý gì để cảnh báo.

Cơ quan này cho biết thêm: “Chúng tôi luôn mong các vị phụ huynh không nên giám sát quá chặt chẽ con của họ.

 “Chúng tôi hiểu rằng nhà phân phố Vivid Imaginations trấn án công chúng có những điều thực tế không chính xác ở Đức và họ tái khẳng định đồ cơ hoàn toàn an toàn để sở hữu và sử dụng khi làm theo hướng dẫn”, Hiệp hội Bán lẻ Đồ chơi Anh quốc khẳng định.

Trong tháng 12-2016, Trung tâm Thông tin Điện tử Bảo mật Cá nhân (EPIC0 đã gửi một đơn kiện đến Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ, chống lại nhà sản xuất Cayla.

EPIC tuyên bố “đồ chơi biến trẻ em thành công cụ do thám và vi phạm luật bảo vệ quyền công dân và người tiêu dùng”.

Ngọc Bích
.
.
.