Hội thảo đầu bờ về phát triển giống lúa nổi tại Trạm giam Thạnh Hòa
- Chọn tạo nhiều giống lúa “sống chung” với hạn, mặn
- Nghiên cứu nhiều giống lúa, cây chịu mặn cao
- Nghiên cứu thành công giống lúa thảo dược
Việc triển khai dự án thuần chủng giống lúa này còn góp phần hỗ trợ cho công tác đào tạọ nghề, giải quyết việc làm cho người hoàn lương sau khi thụ án tại Trại giam Thạnh Hòa… Ngày 25-11, Công ty TNHH y học cổ truyền Lê Thái Tôn đã phối hợp với Ban Giám thị trại giam Thạnh Hòa tổ chức hội thảo đầu bờ về khôi phục, bảo tồn giống lúa cổ truyền. Dự hội thảo có các Giáo sư, Tiến sỹ của ngành Nông nghiệp, Thiếu tướng - TS Phạm Văn Miên - Tổng Biên tập Báo CAND cùng đại diện các đơn vị liên quan.
GS.TS Nguyễn Thị Lang giới thiệu về giống lúa nổi. |
GS.TS Bùi Chí Bửu, chuyên gia về cây lúa cho biết, giống lúa nổi ở đồng bằng sông Cửu Long trước đây có khoảng nửa triệu ha, sau những năm 90 của thế kỷ trước, trước sự phát triển nhanh của các giống mới năng suất cao, giống lúa này hầu như không còn. Ưu điểm của loại lứa này là mỗi ngày có thể cao thêm 15cm, nước dâng tới đâu là cây lúa vươn lóng để ngoi lên tới đó.
Ngoài hàm lượng dinh dưỡng và giá trị hàng hóa cao hơn nhiều so với giá gạo cao sản hiện nay, giống lúa này tỏ ra thích ứng với vấn đề biến đổi khí hậu, ngập lụt của khu vực đồng bằng sông Cửu Long khi tự ngoi lên và để nhánh, trổ bông.
GS.TS Bùi Chí Bửu hướng dẫn cách thuần chủng giống lúa nổi. |
Nhằm thuần chủng, bảo tồn nguồn gen quý của giống lúa nổi này, GS.TS Nguyễn Thị Lang - Viện trưởng Viện Nông nghiệp công nghệ cao đồng bằng sông Cửu Long đã hướng dẫn cụ thể về cách phân biệt lúa nổi với các giống lúa hoang, giống lúa lai tạp khác. Theo GS.TS Nguyễn Thị Lang, do tính chất thụ phấn chéo của giống lúa nổi này cao, dự án cần lựa chọn từng bông, từng hạt để tiến hành gieo trồng riêng biệt và tiếp tục lựa chọn trong các mùa vụ thứ 2, thứ 3 để chọn được giống lúa thuần chủng.
Góp ý với dự án bảo tồn giống lúa này, Nhà giáo nhân dân - GS.TS Nguyễn Quang Thạch, nguyên Viện trưởng Viện Sinh học - Học Viện Nông nghiệp Việt Nam đã đánh giá cao sự nỗ lực của Công ty Lê Thái Tôn và trại giam Thạnh Hòa. GS.TS Nguyễn Quang Thạch cũng đưa ra nhiều góp ý về cách chọn giống; cách bảo quản giống, phương pháp gieo trồng để đảm bảo chọn được giống lúa cổ có nguồn gen thuần chủng.
Khẳng định dự án sẽ góp phần nâng cao giá trị cây lúa Việt Nam, do đó cá nhân ông sẽ tiếp tục đồng hành cùng dự án để bảo tồn, phát triển nguồn gen quý này.
Phát biểu tại hội thảo, sau khi cảm ơn các nhà khoa học cùng đại diện các đơn vị đã quan tâm, đồng hành, ủng hộ dự án, ông Lê Thái Tôn, Giám đốc Công ty Lê Thái Tôn chia sẻ, dù không phải là người chuyên nghiên cứu về giống lúa, nhưng ông đặc biệt quan tâm, trăn trở với việc bảo tồn, phát huy giá trị của giống lúa cổ này từ nhiều năm qua.
Các nhà khoa học khảo sát thực tế sinh trưởng của giống lúa nổi tại cánh đồng mẫu lớn. |
Trước sự quan tâm ủng hộ của các chuyên gia về giống lúa, ông Lê Thái Tôn khẳng định sẽ quyết tâm đưa dự án thành công và đưa giống lúa nổi với nhiều dưỡng chất quý này thành những sản phẩm hàng hóa có giá trị cao trên thị trường thời gian tới.