Phát hiện xác “ma ca rồng” thời La Mã cổ đại

Chủ Nhật, 14/10/2018, 21:09
Tin từ The Sun cho biết, một thi thể của đứa trẻ 10 tuổi bị coi là ma cà rồng thời La Mã cổ đại vừa được tìm thấy khi các nhà khảo cổ khai quật tại một địa điểm ở Teverina, Umbria, Italia.

Trong miệng đứa trẻ có một viên đá - một phần của nghi lễ chôn ma ca rồng cổ đại nhằm ngăn chặn bệnh tật và ngăn cản sự hồi sinh, các nhà nghiên cứu cho biết.

David Soren - giáo sư Đại học Arizona Regents - người đã khai quật khu vực này từ năm 1987, mô tả nghi lễ chôn cất ma cà rồng là "cực kỳ lạ lùng và kỳ quái".

Thi thể của đứa trẻ có giới tính chưa được xác định được tìm thấy tại Nghĩa trang Trẻ em, một nơi chôn cất có niên đại từ năm 400.

Thi thể đứa trẻ 10 tuổi vừa được tìm thấy tại Nghĩa trang Trẻ em. Trong miệng đứa trẻ có một viên đá, một phần của nghi lễ chôn ma ca rồng cổ đại nhằm ngăn chặn bệnh tật và ngăn cản sự hồi sinh.

Trước đây, người ta nghĩ rằng nghĩa trang chỉ được sử dụng cho trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và thai nhi. Thi thể lâu đời nhất được tìm thấy cho đến nay là một bé gái ba tuổi.

Nhưng phát hiện mới cho thấy nghĩa trang này có thể được sử dụng để chôn những đứa trẻ lớn hơn.

Các cuộc khai quật trước đây đã phát hiện xương của trẻ em cùng với những đồ vật có liên quan đến phép thuật như móng vuốt quạ, xương cóc, vạc đồng chứa tro và xác chó, dường như là vật hiến tế.

Các nghi lễ tương tự từng được tìm thấy ở các địa điểm khác, kể cả Venice, nơi một phụ nữ lớn tuổi ở thế kỷ 16 được mệnh danh là "Ma cà rồng Venice" được tìm thấy với một viên gạch trong miệng vào năm 2009.

V.Cường (tổng hợp)
.
.
.