Việt Nam đứng thứ 8 thế giới về độ lây nhiễm mã độc

Thứ Tư, 08/11/2017, 17:00
Không gian mạng Việt Nam đang là đích ngắm của việc phát tán mã độc. Hiện mức độ lây nhiễm mã độc của Việt Nam đứng thứ 8 thế giới, với tỷ lệ người dùng bị tấn công lên tới 46%.

Thông tin trên được bà Bùi Thị Huyền, đại diện Cục An toàn thông tin (ATTT), Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết tại Hội nghị về sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin (ATTT) mạng nội địa và đánh giá tình hình lây nhiễm phần mềm độc hại tại Việt Nam, diễn ra ngày 8-11. 

Số liệu của Cục ATTT cho thấy, từ tháng 6 tới tháng 8-2017, có tới hơn 9 triệu lượt truy vấn độc hại từ các địa chỉ IP của Việt Nam. Nguyên nhân được cho là xuất phát từ thói quen sử dụng phần mềm không bản quyền của người Việt trong khi ý thức phòng, chống lây nhiễm mã độc còn hạn chế. Phần mềm độc hại có thể lấy được dữ liệu từ máy tính người dùng rồi dùng mã độc tấn công, truy cập bất hợp pháp.

Theo bà Huyền, các phần mềm độc hại tấn công người dùng với hai mục tiêu chính là mục tiêu chính trị và mục tiêu kinh tế. Với mục tiêu kinh tế, tin tặc sẽ đánh cắp thông tin để tống tiền, đòi tiền chuộc…Việc tin tặc chọn Việt Nam là môi trường lí tưởng để phát tán mã độc xuất phát từ chỗ tốc độ tăng trưởng internet ở Việt Nam rất mạnh mẽ.

Số liệu của Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) cho thấy, trong 6 tháng đầu năm nay đã có 6.303 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin của Việt Nam. Trước đó, vào năm 2016, số cuộc tấn công mạng lên tới 135.190, trong đó có 10.276 cuộc tấn công lừa đảo (Phishing), 47.135 cuộc tấn công cài đặt phần mềm (Malware) và 77.779 cuộc tấn công thay đổi giao diện (Deface). Nghiêm trọng nhất là việc tin tặc tấn công vào hệ thống mạng của ngành hàng không, làm ảnh hưởng hơn 100 chuyến bay, làm rõ rỉ dữ liệu của hơn 400.000 tài khoản khách hàng.

Để đối phó với phần mềm độc hại cần kết hợp giữa biện pháp kĩ thuật và nâng cao ý thức người sử dụng. Cục ATTT đã phát động chiến dịch bóc gỡ mã độc trên máy tính người dùng theo hướng xã hội hóa. Theo đó, các doanh nghiệp ISP, các đơn vị cung cấp giải pháp an ninh mạng như BKAV, CMC, Microsoft, Kaspaersky…sẽ cùng tham gia vào chu trình bóc gỡ mã độc dưới sự điều phối của các cơ quan quản lí nhà nước về ATTT như Cục ATTT, VNCERT…

Số liệu của Cục ATTT cho thấy, từ tháng 6 tới tháng 8-2017, có tới hơn 9 triệu lượt truy vấn độc hại từ các địa chỉ IP của Việt Nam. Nguyên nhân được cho là xuất phát từ thói quen sử dụng phần mềm không bản quyền của người Việt trong khi ý thức phòng, chống lây nhiễm mã độc còn hạn chế. Phần mềm độc hại có thể lấy được dữ liệu từ máy tính người dùng rồi dùng mã độc tấn công, truy cập bất hợp pháp.

Theo bà Huyền, các phần mềm độc hại tấn công người dùng với hai mục tiêu chính là mục tiêu chính trị và mục tiêu kinh tế. Với mục tiêu kinh tế, tin tặc sẽ đánh cắp thông tin để tống tiền, đòi tiền chuộc…Việc tin tặc chọn Việt Nam là môi trường lí tưởng để phát tán mã độc xuất phát từ chỗ tốc độ tăng trưởng internet ở Việt Nam rất mạnh mẽ.

Số liệu của Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) cho thấy, trong 6 tháng đầu năm nay đã có 6.303 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin của Việt Nam. Trước đó, vào năm 2016, số cuộc tấn công mạng lên tới 135.190, trong đó có 10.276 cuộc tấn công lừa đảo (Phishing), 47.135 cuộc tấn công cài đặt phần mềm (Malware) và 77.779 cuộc tấn công thay đổi giao diện (Deface). Nghiêm trọng nhất là việc tin tặc tấn công vào hệ thống mạng của ngành hàng không, làm ảnh hưởng hơn 100 chuyến bay và rõ rỉ dữ liệu của hơn 400.000 tài khoản khách hàng.

Để đối phó với phần mềm độc hại cần kết hợp giữa biện pháp kĩ thuật và nâng cao ý thức người sử dụng. Cục ATTT đã phát động chiến dịch bóc gỡ mã độc trên máy tính người dùng theo hướng xã hội hóa. Theo đó, các doanh nghiệp ISP, các đơn vị cung cấp giải pháp an ninh mạng như BKAV, CMC, Microsoft, Kaspaersky…sẽ cùng tham gia vào chu trình bóc gỡ mã độc dưới sự điều phối của các cơ quan quản lí nhà nước về ATTT như Cục ATTT, VNCERT…

K. Vy
.
.
.