Giới bảo mật cảnh báo ứng dụng ghép mặt tới từ Trung Quốc

Thứ Ba, 03/09/2019, 10:22
Với công nghệ AI (trí tuệ nhận tạo) đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay, hàng loạt ứng dụng giải trí cắt ghép hình ảnh, khuôn mặt đã được ra đời tuy nhiên đi cùng với đó là những mối nguy hiểm tiềm tàng. Mới đây nhất, các chuyên gia bảo mật lại lên tiếng cảnh báo đối với ứng dụng ghép mặt của Trung Quốc.


Cụ thể, ứng dụng được các chuyên gia bảo mật đưa ra cảnh báo có tên là Zao được phát triển và thuộc sở hữu của Momo Inc., một dịch vụ hẹn hò Trung Quốc giống như Tinder. Dù mới chỉ được ra mắt hôm 30-8 vừa qua thông qua kho ứng dụng AppStore nhưng ứng dụng ghép mặt Zao đã nhanh chóng đứng đầu bảng xếp hạng tải xuống miễn phí trên iOS tại Trung Quốc, tính đến ngày 1-9.

Hầu hết người dùng đều cho rằng đây chỉ là một ứng dụng mang tính giải trí vui vẻ khi mà chỉ cần tải lên 1 bức ảnh và sau đó có thể tự biến mình thành bất cứ ai, thậm chí là các ngôi sao mà người đó yêu mến như Marilyn Monroe, Leonardo DiCaprio hoặc Sheldon Cooper,... thông qua vài thao tác ghép mặt nhanh chóng và đơn giản trên ứng dụng Zao. 

Có lẽ cũng chính vì sự thú vị mà ứng dụng Zao mang tới mà sau khi được đăng tải, nhóm phát triển ZAO cho biết các máy chủ của ZAO gần như đã bị sập vì có quá nhiều người tải xuống cùng lúc.

Tuy nhiên, giới chuyên gia lại nhìn nhận vấn đề liên quan đến nguy cơ bảo mật về quyền riêng tư rồi dữ liệu cá nhân người dùng.

Trong những yêu cầu mà nhà phát triển Zao đưa ra cho người dùng khi muốn sử dụng phần mềm đều có yêu cầu đăng nhập bằng số điện thoại và tải ảnh lên ứng dụng. Ngoài ra, ứng dụng Zao còn đòi quyền "truy cập miễn phí, vĩnh viễn và không thể hủy bỏ" tất cả các nội dung do người dùng tạo ra. 

Mặc dù, sau khi những cảnh báo đầu tiên được đưa ra, nhà phát triển ứng dụng Zao đã cập nhật lại điều khiển sử dụng với lý giải yêu cầu tải hình ảnh lên chỉ nhằm mục đích cải thiện ứng dụng hoặc những thứ được người dùng đồng ý trước. Nếu người dùng xóa nội dung mình tải lên, Zao sẽ xóa nội dung đó khỏi máy chủ.

Tuy nhiên, những điều khoản đó thực sự không đủ sức đáng tin khi mà hầu hết các hãng công nghệ lớn trên thế giới như Facebook, Google hay Apple đều đưa ra. Nhưng thực tế luôn chứng minh điều ngược lại. Điều này cho thấy nguy cơ về việc dữ liệu cá nhân của người dùng bị sử dụng vào mục đích khác là hoàn toàn có thể xảy ra.

N.C (t/h)
.
.
.