Mô hình điểm trong phong trào quản lý, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội

Thứ Ba, 16/09/2014, 08:42
“Cứu một người phúc đẳng hà sa”, đó là điều những cán bộ Hội phụ nữ và Công an phường Yên Phụ, quận Tây Hồ (Hà Nội) luôn tâm niệm. Trong 5 năm qua có hơn 20 trường hợp trẻ em hư, chậm tiến, có biểu hiện vi phạm pháp luật với sự giúp đỡ của Hội phụ nữ và Công an phường Yên Phụ đã tiến bộ, trở thành những công dân có ích cho xã  hội.

“Kinh nghiệm để thành công là sự tận tình, trách nhiệm của những cán bộ được giao nhiệm vụ… giúp những thanh, thiếu niên hư cảm nhận được tình yêu thương của những người xung quanh, không bị mặc cảm với cộng đồng”, Đại úy Lê Mạnh Thanh Việt, Trưởng Công an phường Yên Phụ chia sẻ về bí quyết thành công.

Căn nhà nhỏ của Phạm Minh Đ.nằm lọt thỏm giữa phố chợ đông đúc… Bỏ lại sau lưng những ồn ào, xô bồ của cuộc sống thường nhật, ở nơi đó luôn hiện hữu tình yêu thương, sự yên bình, êm ả. Ít ai biết rằng để có được những ngày này, Đ.đã phải trải qua những ngày tháng gian khó như thế nào.

Nếu không có sự giúp đỡ của những Cảnh sát khu vực tận tâm với nghề, các cán bộ Hội phụ nữ nhiệt tình với công tác hội thì cuộc đời Đ.đã bước sang một ngã rẽ khác. Ngày đó, Đ.mới chỉ là một đứa trẻ hơn chục tuổi, bồng bột và dại khờ.

Bố thường xuyên bệnh tật, bà cũng hay đau yếu nên mọi gánh nặng kinh tế đến chăm sóc gia đình đều đổ dồn lên đôi vai gầy của mẹ Đ., vốn chỉ là một công nhân môi trường…

Thiếu sự quản lý của cha mẹ, Đ.bắt đầu trộm cắp vặt với mục đích ban đầu chỉ là có tiền chơi điện tử. Rồi sau đó, Đ.dính vào ma túy... Lúc ấy, các cán bộ Hội phụ nữ và Công an phường Yên Phụ tìm đến. Trước tiên là họ tiếp cận với Đ… Bà Vương Thị Thúy, Chủ tịch Hội phụ nữ phường Yên Phụ, người trực tiếp giáo dục cảm hóa Đ., nhớ lại: Lúc đầu, cứ thấy Cảnh sát khu vực và các cán bộ Hội phụ nữ là Đ.bỏ đi. Không nản lòng, các cán bộ Hội thay nhau có mặt ở nhà Đ, tỷ tê phân tích, động viên Đ. đến trường học…

Rồi họ liên hệ với trung tâm giáo dục thường xuyên, xin cho Đ. trở lại trường. Đ.được Công an phường, Hội phụ nữ và gia đình phối hợp giúp đỡ cai nghiện ma túy tại nhà. Thật may, Đ. vừa mới làm quen với ma túy nên việc từ bỏ cũng ít khó khăn hơn trường hợp khác. Đ. sau đó đã nghe lời các chú, các bác quay lại trường học.

Sau khi tốt nghiệp cấp 2, cán bộ Hội phụ nữ phường Yên Phụ đã liên hệ với Trung tâm 20/10, rồi đứng bảo lãnh xin cho Đ. làm nhân viên giao hàng. Cảm thương với hoàn cảnh của Đ., một chủ cửa tiệm đã đồng ý gả cho Đ.cô cháu gái ngoan ngoãn. Với sự giúp đỡ của cán bộ Hội phụ nữ, những cán bộ Cảnh sát khu vực tâm huyết với nghề và sự nỗ lực của bản thân, Đ. đã vượt qua được những ngày dông tố, tìm lại được con đường đi đúng…

Những nỗ lực của Hội phụ nữ và Công an phường Yên Phụ trong nhiều năm đã được ghi nhận bằng những thành tích cụ thể. Từ chỗ có hơn 20 cháu thanh, thiếu niên hư chậm tiến, trong đó có 10 cháu có biểu hiện bỏ học đến nay chỉ còn 1 trường hợp. Bà Vương Thúy Nga, Chủ tịch Hội phụ nữ phường Yên Phụ cho biết: Khó khăn nhất có lẽ là việc việc tiếp cận với các cháu thanh, thiếu niên có biểu hiện chậm tiến...

Để làm được điều đó, trước hết phải nắm bắt tâm tư, tình cảm và nguyên nhân dẫn đến việc các cháu hư. Tìm hiểu nguyên nhân, thì phần lớn các em sinh ra trong những gia đình có hoàn cảnh éo le, có bố mẹ bỏ nhau, bố hoặc mẹ mắc vào tệ nạn xã hội hoặc do mải làm ăn nên bỏ rơi con…

Qua bạn bè, qua những người có uy tín, các cán bộ Hội phụ nữ và Cảnh sát khu vực phường Yên Phụ tìm cách gặp gỡ, tiếp cận. Cùng với biện pháp vận động, giáo dục và thuyết phục, Công an phường Yên Phụ cũng thường xuyên tổ chức tuần tra tại các khu vực cổng trường học, các địa bàn công cộng phòng ngừa các trường hợp tụ tập, lôi kéo các em vào con đường xấu. Các chị em trong từng chi hội tự gom tiền mua sách vở, sách giáo khoa... động viên các cháu quay  trở lại trường học...

Những thanh niên có biểu hiện vi phạm pháp luật dần tiến bộ, trở thành những công dân có ích cho xã hội… đó là những phần thưởng vô giá đối với lực lượng Công an và các cán bộ Hội phụ nữ phường Yên Phụ. 

Mô hình điểm trong phong trào quản lý, giáo dục on em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội

“Cứu một người phúc đẳng hà sa”, đó là điều những cán bộ Hội phụ nữ và Công an phường Yên Phụ, quận Tây Hồ (Hà Nội) luôn tâm niệm. Trong 5 năm qua có hơn 20 trường hợp trẻ em hư, chậm tiến, có biểu hiện vi phạm pháp luật với sự giúp đỡ của Hội phụ nữ và Công an phường Yên Phụ đã tiến bộ, trở thành những công dân có ích cho xã  hội.

“Kinh nghiệm để thành công là sự tận tình, trách nhiệm của những cán bộ được giao nhiệm vụ… giúp những thanh, thiếu niên hư cảm nhận được tình yêu thương của những người xung quanh, không bị mặc cảm với cộng đồng”, Đại úy Lê Mạnh Thanh Việt, Trưởng Công an phường Yên Phụ chia sẻ về bí quyết thành công.

Căn nhà nhỏ của Phạm Minh Đ.nằm lọt thỏm giữa phố chợ đông đúc… Bỏ lại sau lưng những ồn ào, xô bồ của cuộc sống thường nhật, ở nơi đó luôn hiện hữu tình yêu thương, sự yên bình, êm ả. Ít ai biết rằng để có được những ngày này, Đ.đã phải trải qua những ngày tháng gian khó như thế nào.

Nếu không có sự giúp đỡ của những Cảnh sát khu vực tận tâm với nghề, các cán bộ Hội phụ nữ nhiệt tình với công tác hội thì cuộc đời Đ.đã bước sang một ngã rẽ khác. Ngày đó, Đ.mới chỉ là một đứa trẻ hơn chục tuổi, bồng bột và dại khờ.

Bố thường xuyên bệnh tật, bà cũng hay đau yếu nên mọi gánh nặng kinh tế đến chăm sóc gia đình đều đổ dồn lên đôi vai gầy của mẹ Đ., vốn chỉ là một công nhân môi trường…

Thiếu sự quản lý của cha mẹ, Đ.bắt đầu trộm cắp vặt với mục đích ban đầu chỉ là có tiền chơi điện tử. Rồi sau đó, Đ.dính vào ma túy... Lúc ấy, các cán bộ Hội phụ nữ và Công an phường Yên Phụ tìm đến. Trước tiên là họ tiếp cận với Đ… Bà Vương Thị Thúy, Chủ tịch Hội phụ nữ phường Yên Phụ, người trực tiếp giáo dục cảm hóa Đ., nhớ lại: Lúc đầu, cứ thấy Cảnh sát khu vực và các cán bộ Hội phụ nữ là Đ.bỏ đi. Không nản lòng, các cán bộ Hội thay nhau có mặt ở nhà Đ., tỷ tê phân tích, động viên Đ đến trường học…

Rồi họ liên hệ với trung tâm giáo dục thường xuyên, xin cho Đ. trở lại trường. Đ.được Công an phường, Hội phụ nữ và gia đình phối hợp giúp đỡ cai nghiện ma túy tại nhà. Thật may, Đ. vừa mới làm quen với ma túy nên việc từ bỏ cũng ít khó khăn hơn trường hợp khác. Đ. sau đó đã nghe lời các chú, các bác quay lại trường học.

Sau khi tốt nghiệp cấp 2, cán bộ Hội phụ nữ phường Yên Phụ đã liên hệ với Trung tâm 20/10, rồi đứng bảo lãnh xin cho Đ. làm nhân viên giao hàng. Cảm thương với hoàn cảnh của Đ., một chủ cửa tiệm đã đồng ý gả cho Đ.cô cháu gái ngoan ngoãn. Với sự giúp đỡ của cán bộ Hội phụ nữ, những cán bộ Cảnh sát khu vực tâm huyết với nghề và sự nỗ lực của bản thân, Đ. đã vượt qua được những ngày dông tố, tìm lại được con đường đi đúng…

Những nỗ lực của Hội phụ nữ và Công an phường Yên Phụ trong nhiều năm đã được ghi nhận bằng những thành tích cụ thể. Từ chỗ có hơn 20 cháu thanh, thiếu niên hư chậm tiến, trong đó có 10 cháu có biểu hiện bỏ học đến nay chỉ còn 1 trường hợp. Bà Vương Thúy Nga, Chủ tịch Hội phụ nữ phường Yên Phụ cho biết: Khó khăn nhất có lẽ là việc việc tiếp cận với các cháu thanh, thiếu niên có biểu hiện chậm tiến...

Để làm được điều đó, trước hết phải nắm bắt tâm tư, tình cảm và nguyên nhân dẫn đến việc các cháu hư. Tìm hiểu nguyên nhân, thì phần lớn các em sinh ra trong những gia đình có hoàn cảnh éo le, có bố mẹ bỏ nhau, bố hoặc mẹ mắc vào tệ nạn xã hội hoặc do mải làm ăn nên bỏ rơi con…

Qua bạn bè, qua những người có uy tín, các cán bộ Hội phụ nữ và Cảnh sát khu vực phường Yên Phụ tìm cách gặp gỡ, tiếp cận. Cùng với biện pháp vận động, giáo dục và thuyết phục, Công an phường Yên Phụ cũng thường xuyên tổ chức tuần tra tại các khu vực cổng trường học, các địa bàn công cộng phòng ngừa các trường hợp tụ tập, lôi kéo các em vào con đường xấu. Các chị em trong từng chi hội tự gom tiền mua sách vở, sách giáo khoa... động viên các cháu quay  trở lại trường học...

Những thanh niên có biểu hiện vi phạm pháp luật dần tiến bộ, trở thành những công dân có ích cho xã hội… đó là những phần thưởng vô giá đối với lực lượng Công an và các cán bộ Hội phụ nữ phường Yên Phụ

Xuân Mai
.
.