Căn hầm góp phần hạ gục B52

Thứ Tư, 26/12/2012, 23:28
Căn hầm có diện tích 65m2 (có tài liệu viết diện tích hầm là 64m2) hình chữ nhật, bằng bê tông nguyên khối, nóc hầm nhô lên khỏi mặt đất dày 1,5m gồm 3 lớp, lớp dưới và lớp trên cùng bằng bê tông cốt thép, lớp giữa bằng cát, tường hầm dày 40cm, cao 2,7m.

Trong những ngày qua, báo chí cả nước tuyên truyền về kỷ niệm 40 năm chiến thắng Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không (12/1972 – 12/2012), có nhiều bài ca ngợi cán bộ, chiến sĩ Cục Tác chiến, Bộ Tổng tham mưu đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trực chiến, phục vụ lãnh đạo, chỉ huy chiến đấu, góp phần cùng quân và dân Hà Nội bắn rơi 81 máy bay Mỹ, trong đó có 34 chiếc B52, đồng thời báo động phòng không kịp thời để nhân dân Thủ đô nhanh chóng vào hầm trú ẩn, hạn chế thương vong.

Góp phần làm nên chiến công của cán bộ, chiến sĩ trực chiến thuộc Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu trong những ngày chiến đấu quyết liệt tháng 12/1972, có công của căn hầm chỉ huy tác chiến Bộ Tổng tham mưu do Trung đoàn 259 công binh xây dựng.

Dò hỏi các cựu chiến binh (CCB) công binh đang sống ở Hà Nội, tôi may mắn gặp được Thượng tá, CCB Nguyễn Văn Tý, hiện ở phố Hoàng Hoa Thám, nguyên Cục phó Cục Công trình, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 259, trực tiếp chỉ huy xây dựng căn hầm.

Ở tuổi 89, nhưng Thượng tá Nguyễn Văn Tý vẫn còn khá minh mẫn. Ông kể, ngay từ cuối năm 1958, trong lần chủ trì hội nghị Bộ Chính trị thông qua kế hoạch xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng, Bác Hồ đã nêu vấn đề rất mới và rất sớm là cần nghiên cứu kế hoạch phòng không nhân dân. Theo Bác, trước sau đế quốc Mỹ cũng liều lĩnh cho máy bay đánh phá miền Bắc để ngăn chặn sự chi viện đối với miền Nam. Năm 1962, trong buổi gặp đồng chí Phùng Thế Tài, lúc đó là Tư lệnh Bộ đội phòng không, Bác hỏi: “Chú đã biết gì về máy bay B52 chưa?” và Người dặn đồng chí phải theo dõi chặt chẽ hoạt động của loại máy bay này.

Để chủ động chuẩn bị đối đầu với việc dùng máy bay đánh phá miền Bắc, trong đó có cả máy bay B52 của đế quốc Mỹ đầu năm 1964, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng quyết định tiến hành xây dựng một số căn hầm phục vụ Bộ Chính trị, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu làm việc và chỉ huy tác chiến tại khu thành cổ Hà Nội, trong đó có căn hầm chỉ huy tác chiến, Bộ Tổng tham mưu, do Phòng Công trình, Cục Công binh (nay là Cục Công trình, Bộ Tư lệnh Công binh) thiết kế.

Tháng 4/1964, nhận mệnh lệnh xây dựng căn hầm, Đảng ủy, chỉ huy Trung đoàn 259 công binh quyết định giao cho Tiểu đoàn 2 và bộ phận kỹ thuật Tiểu đoàn 3, do Tiểu đoàn trưởng Trần Sĩ Yên và chính trị viên Dương Duy Trị chỉ huy thực hiện. Đứng trước nhiệm vụ nặng nề nhưng hết sức vẻ vang, Tiểu đoàn 2 đã họp toàn thể cán bộ, chiến sĩ xây dựng quyết tâm thi công bảo đảm kỹ thuật tốt, thời gian nhanh, an toàn và bí mật, sớm đưa căn hầm vào phục vụ chiến đấu, xứng đáng với sự tin tưởng của cấp trên. Tiểu đoàn bố trí toàn bộ lực lượng 3 đại đội, mỗi đại đội hơn 100 quân, chia làm 3 ca liên tục làm việc

Phòng Trực ban tác chiến trong hầm rộng 34m2, nơi tập trung hệ thống trang thiết bị máy móc, bộ đàm, sa bàn... phục vụ công tác chỉ huy tác chiến.

24/24h và không nghỉ chủ nhật với cường độ cao, kết hợp với máy xúc đào đất đá đổ lên ôtô, chuyển ra ngoài thành, tạo vị trí xây hầm.

Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng trăm mét khối đất đá đã được chuyển đi, hàng vạn cọc tre được chuyển đến xử lý nền đất, xây móng hầm. Rồi gỗ cốp pha, sắt thép, cát vàng, đá răm được chuyển đến để đổ bê tông bốn bức tường hầm và hai vách ngăn trong hầm.

Khi tường hầm đổ xong, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 259 công binh khẩn trương đổ nắp hầm. Công việc nặng nhọc và vất vả, chế độ bồi dưỡng không đáng kể, nhưng cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn vẫn động viên nhau bám công trình làm việc. Trung đoàn trưởng Nguyễn Văn Tý, Chính ủy Trung đoàn Đoàn Đạm cũng thường xuyên có mặt tại công trình, chỉ đạo giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc và động viên cán bộ, chiến sĩ.

Trải qua gần 4 tháng lao động quên 7/1964, Tiểu đoàn 2 và một bộ phận kỹ thuật Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 259 công binh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng hầm chỉ huy tác chiến Bộ Tổng tham mưu (có tài liệu tuyên truyền viết, căn hầm được xây dựng từ cuối năm 1964, hoàn thành đầu năm 1965).

Căn hầm có diện tích 65m2 (có tài liệu viết diện tích hầm là 64m2) hình chữ nhật, bằng bê tông nguyên khối, nóc hầm nhô lên khỏi mặt đất dày 1,5m gồm 3 lớp, lớp dưới và lớp trên cùng bằng bê tông cốt thép, lớp giữa bằng cát, tường hầm dày 40cm, cao 2,7m.

Hầm có 2 đường lên xuống, một đường ở phía Đông, một đường ở phía Nam. Mỗi đường xuống hầm, có hai cánh cửa thép, cánh nọ cách cánh kia chừng 1m. Hầm được chia làm 3 phòng, gồm phòng giao ban tác chiến, rộng 20m2 mình, vượt nắng, thắng mưa, đến tháng phòng trực ban tác chiến, rộng 34m2 và phòng đặt trang thiết bị, động cơ vận hành hệ thống thông hơi, lọc độc làm mát… rộng 11m2, gần cửa hầm phía Nam. Hầm chống được sức công phá của bom tấn và tên lửa không đối đất, chống được bom nguyên tử và vũ khí hóa học, vi trùng…

Nhận bàn giao căn hầm, Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu đã chuyển bàn ghế, bản đồ, lắp đặt máy thông tin liên lạc, báo động phòng không phục vụ chỉ huy chiến đấu.

Hằng ngày, tại phòng giao ban tác chiến, trực ban trưởng tổng hợp tình hình mới nhất của các bộ, báo cáo với cấp trên, nhận mệnh lệnh và phát lệnh chỉ huy tới các cơ quan, đơn vị. Tại phòng trực ban tác chiến, kíp trực do Cục Tác chiến, Bộ Tổng tham mưu đảm nhiệm làm việc liên tục suốt 24/24h, theo dõi tình hình bảo vệ miền Bắc (trên bộ, trên biển, trên không) và chiến sự diễn ra trên các chiến trường miền Nam, Lào, Campuchia, đề xuất với Bộ Tổng tham mưu các phương án tác chiến nhằm đối phó kịp thời với các hành động của địch, chủ động giành thắng lợi.

Kíp trực còn tổng hợp tình hình mỗi ngày, mỗi tuần, báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Tổng Tham mưu trưởng mỗi buổi sáng, đồng thời tổ chức thực hiện chỉ thị mệnh lệnh của Bộ và truyền lệnh chính xác, kịp thời, bí mật tới các cơ quan, đơn vị. Đối với Thủ đô Hà Nội, kíp trực báo động phòng không kịp thời, chính xác, thông báo diễn biến chiến sự tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Hồ Chủ tịch và báo cáo nhanh kết quả chiến đấu của quân và dân ta. Đặc biệt, kíp trực còn được trực tiếp trả lời Hồ Chủ tịch khi Người gọi, hỏi tình hình.

Sau ngày chiến thắng B52 của Mỹ trên bầu trời Hà Nội, hầm chỉ huy Bộ Tổng tham mưu còn là trung tâm chỉ huy, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước tới toàn thắng.

Kết thúc buổi trò chuyện với tôi, CCB Nguyễn Văn Tý nói: “Trong cuộc chiến đấu của quân và dân Hà Nội đánh bại B52 của Mỹ năm 1972, mình không trực tiếp chỉ huy tham gia chiến đấu, nhưng với việc xây hầm hào, tổ chức cứu nạn, cứu sập, mình vừa nhận được quà của thành phố tặng, món quà tuy nhỏ nhưng là niềm động viên lớn đối với thế hệ CCB chúng mình”

Duy Thủy
.
.