30 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người
Hết lòng vì các học viên
Nói về lý do của mình đến với nghề sư phạm, Thượng tá Đặng Thị Cẩm Thuý cười và nói đó là một cái duyên. Sinh ra và lớn lên từ quê hương lúa Thái Bình, khi học hết lớp 10 thì cô Thúy quyết định thi vào Khoa sinh của Đại học Tổng hợp nhưng lại được chuyển sang Khoa Kinh tế chính trị. Với sự lựa chọn này, năm 1983, sau khi tốt nghiệp Khoa Kinh tế với thành tích học tập cao tại Trường Đại học Tổng hợp, cô được Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) nhận về làm công tác giảng dạy tại Đại học Cảnh sát, Suối Hai, Ba Vì. Năm 2006, cô được cấp trên bổ nhiệm giữ chức vụ Phó trưởng Phòng Quản lý nghiên cứu khoa học của Học viện Cảnh sát nhân dân và đến năm 2011 giữ chức vụ Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, Học viện Cảnh sát nhân dân.
Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, từ xưa đến nay dù ít tuổi hay cao tuổi, dù khoa bảng hay chỉ là thầy đồ đều được nhân dân kính trọng, tôn quý, vị nể và được ví như “cây thông trên sườn núi, cây quế giữa rừng sâu thầm lặng toả hương dâng hiến trí tuệ, sức lực cho đời”. Nhưng với không ít thầy cô để có thể gắn bó với nghề, tiếp tục cống hiến và truyền lửa cho các thế hệ học trò là cả một quá trình phấn đấu không mệt mỏi, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống đầy bộn bề, lo toan. Đến với con đường dạy học đó là cái duyên do trời định và rồi cái duyên ấy đã theo cô Thúy trong suốt 30 năm qua.
Thượng tá Đặng Thị Cẩm Thuý trao đổi nội dung công việc cùng đồng nghiệp. |
Cô Thúy luôn tâm niệm một điều, niềm vui mỗi ngày là sự truyền tải kinh nghiệm, kiến thức của mình cho những thế hệ học sinh sau này. Mỗi giờ lên lớp lại là một lần cô trăn trở trong từng bài giảng, là làm sao để sinh viên nắm bắt được những kiến thức mình truyền tải để sau này có thể vận dụng tốt vào công việc của mình. Chính những suy nghĩ đó đòi hỏi cô phải khắc phục mọi khó khăn, thử thách để tập trung cho việc nghiên cứu và học tập. 30 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người, mỗi năm qua đi lại có thêm hàng trăm những em học sinh ra trường, rồi lại tiếp tục những công việc để phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Không chỉ vậy, sự trưởng thành của các em còn là nguồn động viên lớn đối với những người làm công tác giảng dạy như cô.
Cô cũng tâm sự rằng, nghề giáo đòi hỏi một tinh thần trách nhiệm cao và sự am hiểu nghề nghiệp. Nhân cách của người thầy in dấu ấn vào tâm hồn học trò nhiều nhất, lâu nhất, thậm chí đến suốt cả cuộc đời. “Tôi từng là học trò của cô Thúy và khi ra trường rất vinh dự là được làm việc cùng với cô. Chúng tôi luôn coi cô Thúy là tấm gương sáng để chúng tôi học tập và phấn đấu” - đó là những lời tâm sự của Thượng úy Trịnh Vũ Thành-người học trò và hiện nay là đồng nghiệp của cô Thuý tại Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, Học viện Cảnh sát nhân dân.
Tận tụy với công tác nghiên cứu khoa học
Ngoài thời gian giảng dạy trên lớp cộng với những kiến thức về kinh tế sẵn có, cô Thúy đã có nhiều công trình nghiên cứu về thị trường chứng khoán và những vấn đề tội phạm mới xuất hiện ở Việt
Sự thành công của Thượng tá, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Thị Cẩm Thúy là kết quả của cả một quá trình phấn đấu, học hỏi và nghiên cứu cùng với sự giúp đỡ tận tụy của những người đồng nghiệp, những người học trò và gia đình của mình. Dù ở bất cứ cương vị nào cô luôn tâm niệm giản dị rằng mình cần không ngừng nỗ lực, cố gắng phấn đấu, sống giản dị, chân thành, để hoàn thành tốt nhiệm vụ của một người giáo viên nhân dân