Từ lâu, lễ rước “ông lợn” đã trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân làng La Phù (huyện Hoài Đức, Hà Nội).
|
Trước khi rước “ông lợn” về đình làng, “ông lợn” được xóm làm lễ cúng trước. |
|
Sau đó rước “ông lợn” từ xóm về đình làng. |
|
Càng về đêm, lượng người đến xem càng đông. |
Tương truyền, lễ rước “ông lợn” là dịp để dân làng tưởng nhớ công ơn của Tĩnh Quốc Tam Lang dưới thời Hùng Duệ Vương thứ 6 đã có công đánh giặc giữ vững bờ cõi. Trước mỗi khi lên đường đi đánh giặc ông lại thổi xôi, mổ lợn khao quân. Người dân trong làng khi đó thường mang lợn đến dâng và tôn ông là Thành Hoàng làng.
|
Các “ông lợn” được trang trí rực rỡ, mỗi xóm có cách trang trí khác nhau. |
|
Từng đoàn rước nối tiếp rau đưa “ông lợn” về đình làng. |
Theo lệ làng, đúng 13 tháng Giêng hàng năm người dân làng La Phù lại mang lợn ra đình dâng tế Thành Hoàng. Lợn được dâng tế do các xóm tuyển chọn và nuôi dưỡng chu đáo từ hàng năm trước. Mỗi xóm sẽ chỉ được chọn một con duy nhất và đó phải là con lợn to béo, chăm sóc cẩn thận, sạch sẽ và tắm rửa hàng ngày.
|
Mỗi “ông lợn” được phủ lên trên lớp mỡ từ chính con lợn đó. |
|
Từ 21h thì các “ông lợn” bắt đầu vào đến đình làng. |
|
Các “ông lợn” đang tiến vào phía trong đình làng. |
Lễ hội năm nay, các xóm của làng La Phù đã chọn ra 17 “ông lợn” đạt tiêu chuẩn tham dự. Lợn trước khi dự lễ rước được thịt và làm sạch, trang trí lên mình một chiếc áo choàng bằng mỡ của chính con lợn đó. Ông lợn nặng nhất năm nay lên đến 380 kg.
|
Hàng chục thanh niên khiêng kiệu “ông lợn” . |
|
“Ông lợn” hùng dũng tiến vào đình làng. |
Đường làng được trang trí đầy màu sắc trong ngày lễ, ngõ nhỏ vào đình lung linh đèn lồng đỏ, các "ông lợn" hùng dũng trên kiệu vàng từ từ tiến bước. Càng về tối càng đông đúc người tham dự hội. Khi lễ rước lợn về đình làng, hàng nghìn người đứng hai bên đường để chứng kiến các “ông lợn” trên kiệu.
|
Tất cả 17 “ông lợn” được đưa vào phái trong đình làng để làm lễ. |
|
Sau đó, các cụ trong làng bắt đầu làm lễ cúng tế. |
Các "ông lợn" được bày uy nghi tại đình làng. Lễ tế bắt đầu từ 11h đêm đến 1h sáng hôm sau. 7h sáng toàn bộ gia đình có lợn tế lễ mổ xẻ, làm thịt và tán lộc cho những người dân quanh vùng đã đăng ký.