Tọa đàm khoa học “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”
Sáng ngày 25-12 tại Phủ Tây hồ (Hà Nội) đã diễn ra buổi tọa đàm khoa học về việc xúc tiến quảng bá “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”.
- Nhận diện giá trị văn hóa thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt
- Giá trị văn hóa thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt
- Chuyện hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam - tứ phủ
Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Quảng bá di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam tổ chức sự kiện này sau thông tin hồ sơ “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” được Ủy ban Liên chính phủ UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại vào ngày 1-12.
Các đại biểu tham gia tọa đàm đã nêu lên được những nội dung chính và sự công nhận của UNESCO trong Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại đối với hồ sơ quốc gia “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”, qua đó đề ra vai trò của các bên tham gia gồm Bộ VHTT&DL, các nhà nghiên cứu và cộng đồng vào quá trình bảo vệ, quảng bá và phát huy di sản.
Bà Nguyễn Thị Hiền – Phó viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Chủ tọa điều hành tọa đàm nhấn mạnh: “Việc vinh danh này có ý nghĩa to lớn, khẳng định bản sắc văn hóa của người Việt. Từ đó nêu rõ vai trò của các bên tham gia trong quá trình bảo vệ, quảng bá và phát huy di sản.”
Trong tình hình chung mọi người vẫn chưa thực sự quan tâm tới quyền lợi và trách nhiệm của mình hay hiểu thấu đáo về vinh dự được UNESCO công nhận, vinh danh và vẫn có sự nhầm lẫn nghi hoặc giữa thực hành tín ngưỡng được công nhận với niềm tin tín ngưỡng được công nhận thì việc tổ chức tọa đàm lần này sẽ góp phần giúp cho người dân cũng như cộng đồng thực hành tín ngưỡng nhận thức sâu sắc về di sản của mình và tích cực hơn trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị của tín ngưỡng dân tộc.
Ông Ngô Nhật Tăng - Chánh văn phòng Trung tâm Xúc tiến Quảng bá di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam, Tổng đạo diễn chương trình: “Đây là một cuộc thảo luận giữa ba bên: cơ quan quản lý, nhà nghiên cứu và người thực hành. Tôi hi vọng qua buổi tọa đàm các bên sẽ có được tiếng nói chung trong việc giữ gìn và bảo tồn di sản nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng trong đó có thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu.”