Tận mắt xem "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ"

Thứ Sáu, 02/12/2016, 20:50
Ngày 1-12, “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt” chính thức được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại.


Trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần, Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ở các miền trời, sông nước, rừng núi, hình thành và phát triển mạnh mẽ.
Thánh Mẫu Liễu Hạnh được thờ cúng cùng với các vị Thánh Mẫu cai quản miền trời, rừng, nước, những nhân vật lịch sử hoặc huyền thoại có công với nước, với dân.
Thánh Mẫu Liễu Hạnh được thờ cúng cùng với các vị Thánh Mẫu cai quản miền trời, rừng, nước, những nhân vật lịch sử hoặc huyền thoại có công với nước, với dân.
Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là sự hỗn dung tôn giáo bản địa của người Việt và một số yếu tố của tôn giáo du nhập như Đạo giáo, Phật giáo.
Các Thánh Mẫu, các vị thần trong điện thần tam phủ có nguồn gốc không chỉ của người Kinh, mà còn của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam như người Mường, Tày, Nùng, Dao... thể hiện sự giao lưu văn hóa, mối quan hệ bình đẳng, gắn bó mật thiết giữa các dân tộc ở Việt Nam.
Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt phân bố ở nhiều địa phương: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, và thành phố Hồ Chí Minh mà Nam Định được coi là trung tâm với gần 400 điểm thờ cúng Thánh Mẫu.
Thông qua việc kết hợp một cách nghệ thuật các yếu tố văn hóa dân gian như trang phục, âm nhạc, hát chầu văn, múa, diễn xướng dân gian trong lên đồng và lễ hội, Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ như một “bảo tàng sống” lưu giữ lịch sử, di sản và bản sắc văn hóa của người Việt.
Sức mạnh và ý nghĩa của Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ chính là đáp ứng nhu cầu và khát vọng của đời sống thường nhật của con người, cầu tài, cầu lộc, cầu sức khỏe.
Hồ sơ trình UNESCO đã chỉ ra rằng di sản đã và đang góp phần quan trọng vào việc tạo ra sợi dây tinh thần liên kết các cộng đồng thực hành di sản.
Cùng với đó là sự kết hợp của Đạo giáo, Phật giáo và các tôn giáo khác, tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ đã đưa ra được những điểm tương đồng văn hóa giữa các cộng đồng và các nhóm người tham gia vào việc thờ Mẫu như là biểu tượng của lòng từ bi và độ lượng
Việc thực hành sẽ tăng cường đối thoại và thúc đẩy tôn trọng đa dạng văn hóa; giúp cho việc sáng tạo, làm giàu vốn văn hóa và trở thành một thành phần quan trọng của lễ hội, nơi mà yếu tố nghệ thuật như trang phục, vũ đạo và âm nhạc đóng vai trò quan trọng.
Các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị của di sản đã được Nhà nước ban hành giúp văn hóa thờ Mẫu được bảo tồn.
Di sản thờ Mẫu tam phủ đã được đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2013.
Một trong những hình thức thờ mẫu tam phủ đó là hình thức diễn xướng hầu đồng. Mỗi buổi hầu đồng thường kéo dài từ vài tiếng đồng hồ, thậm chí nguyên 1 ngày.
Vì vậy đòi hỏi người thực hành cần có sức khỏe, niềm tin vào tín ngưỡng cũng như sự trợ giúp của những người theo hầu. 
1 buổi hầu đồng thường diễn lại các tích xưa, ca ngợi những người anh hùng dân tộc, những vị thần bảo hộ cho cuộc sống nhân dân. Thậm chí tái hiện lại hình tượng 1 vị anh hùng dân tộc từ khi còn trẻ, chưa làm nên sự nghiệp tới lúc công thành danh toại, giúp dân, giúp nước. 
Những hình ảnh mang tính ước lệ biểu diễn trên nền nhạc, ca từ kể lại công trạng của vị anh hùng, vị thần dân tộc.  
Do vậy, trong 1 tích hầu đồng, nhân vật đảm nhận “vai diễn” phải thay đổi rất nhiều lần xiêm y cho phù hợp với từng giai đoạn của người được kể đến…
Việc UNESCO ghi danh Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại khẳng định những nỗ lực của các cấp, các ngành và cộng đồng trong việc bảo tồn kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.
Theo VOV
.
.
.