Lấy ý kiến cộng đồng về quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể di tích Cố đô Huế
Từ ngày 18/5 đến ngày 27/5, Trung tâm Bảo tồn Di tích (BTDT) Cố đô Huế tổ chức lấy ý kiến cộng đồng về Nhiệm vụ quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
- Lấy ý kiến nhân dân về việc đề nghị phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”
- Lấy ý kiến nhân dân về quy định cho tín hiệu của phương tiện được quyền ưu tiên
- Lấy ý kiến nhân dân về xây dựng nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân
Theo đó, các nội dung tham vấn ý kiến cộng đồng được trưng bày tại khuôn viên di tích Phu Văn Lâu (đường Lê Duẫn, TP Huế) và người dân có thể đóng góp ý kiến trực tiếp tại đây hoặc trên web www.hueworldheritage.org.vn; qua email huedisan@gmail.com.
Nhiệm vụ quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể di tích Cố đô Huế lần này với 5 mục tiêu tổng quát, gồm: Phục hồi và làm sống lại các không gian di sản, tạo sinh lực mới để Huế trở lại vị thế đã từng có trong lịch sử; chuyển hoá Quần thể di tích Cố đô Huế thành hạt nhân, động lực chủ yếu trong chiến lược phát triển đô thị di sản Thừa Thiên Huế; phát huy mọi giá trị quý giá của di sản văn hóa Cố đô Huế, giáo dục giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.
Nội dung tham vấn ý kiến cộng đồng được trưng bày tại khuôn viên di tích Phu Văn Lâu (đường Lê Duẫn, TP Huế). |
Đồng thời hướng đến 10 mục tiêu cụ thể, trong đó quy hoạch phải tạo nên hiệu quả kép, làm cơ sở để lập hồ sơ tái đề cử đưa sông Hương và cảnh quan đôi bờ sông vào danh mục Di sản văn hóa thế giới.
Các nội dung tham vấn ý kiến cộng đồng về Nhiệm vụ quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể di tích Cố đô Huế. |
Theo nội dung lấy ý kiến cộng đồng, định hướng bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể di tích Cố đô Huế giai đoạn từ nay đến năm 2030 tầm nhìn 2050 có những yêu cầu mới như: thực hiện các chiến lược phát triển của trung ương và địa phương; khẳng định vai trò, vị thế của Quần thể di tích Cố đô Huế trong chiến lược phát triển đô thị di sản Thừa Thiên Huế; nghiên cứu, xác định chân xác và đầy đủ cấu trúc không gian và phạm vi bảo tồn di sản kiến trúc cảnh quan, trong đó sông Hương và các chi lưu cùng các quần cư trong Đại nội, Kinh thành, phố cổ Bao Vinh, Gia Hội, khu nhà vườn Kim Long cần phải được xem như một phần không thể thiếu được của di sản cảnh quan văn hoá thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế.
Các nội dung tham vấn ý kiến cộng đồng được hoàn thiện trình các cấp phê duyệt, làm cơ sở cho công tác quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế. |
Đề xuất giải pháp toàn diện bảo tồn toàn vẹn Quần thể di tích Cố đô Huế, tháo gỡ định kiến coi di sản là yếu tố cản trở đầu tư xây dựng, tạo cơ hội hoàn thiện di sản cảnh quan văn hoá và mở rộng phạm vi ảnh hưởng tích cực của di sản trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, xã hội.
Quần thể di tích Cố đô Huế kể từ khi được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1993 đến nay đã trải qua 2 giai đoạn bảo tồn và phát huy giá trị, gồm giai đoạn 1996-2010 và giai đoạn 2010-2020. Và các nội dung tham vấn ý kiến cộng đồng lần này sẽ được hoàn thiện trình các cấp phê duyệt, làm cơ sở cho công tác quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế trong tương lai; thực hiện chiến lược phát triển Đô thị di sản Thừa Thiên Huế theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.