Bảo tàng Báo chí Việt Nam đón khách tham quan vào ngày 19/6
- Di sản báo chí từ Bảo tàng Báo chí Việt Nam
- Chính thức thành lập Bảo tàng Báo chí Việt Nam
- Thành lập Bảo tàng Báo chí Việt Nam
Trong suốt quá trình phát triển, báo chí luôn đồng hành cùng lịch sử đất nước. Không những vậy, báo chí còn là vũ khí sắc bén trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là nhân tố quan trọng góp phần xây dựng con người và văn hóa Việt Nam. Xuất phát từ ý tưởng, tâm huyết gìn giữ, tôn vinh và phát huy mạnh mẽ truyền thống tốt đẹp đó của các thế hệ người làm báo Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam đã hoàn thiện Đề án xây dựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam.
Nhiều hiện vật tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam được sưu tầm công phu |
Các hiện vật được trưng bày tại Bào tàng Báo chí Việt Nam do các nhà báo hiến tặng |
Đề án bao gồm 3 dự án thành phần là “Dự án Trưng bày Bảo tàng”, “Dự án Sưu tầm hiện vật và tài liệu”, “Dự án Tuyển dụng và đào tạo Nhân sự bảo tàng”. Ngày 21.8.2014, Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Từ khi được thành lập đến nay, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã trải qua hơn 1.000 ngày để triển khai các dự án thành phần nói trên.
Dự án Sưu tầm tài liệu hiện vật hiện đã và đang tiếp tục triển khai; đã sưu tầm trên 20 nghìn hiện vật, tài liệu được tập hợp và bảo quản tại Kho cơ sở của bảo tàng. Trong số đó, đã có trên 700 hiện vật, tài liệu độc đáo, quý hiếm phản ánh những sự kiện quan trọng của lịch sử báo chí Việt Nam được nghiên cứu, lập hồ sơ, thẩm duyệt phục vụ trưng bày. Dự án Trưng bày triển khai đồng thời với Dự án sưu tầm, đến nay đã hoàn tất thi công.
Nội dung trưng bày gồm 5 phần: Phần 1 là báo chí Việt Nam giai đoạn 1865 – 1925; phần 2 là báo chí Việt Nam giai đoạn 1925 – 1945; phần 3 là báo chí Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954; phần 4 là báo chí Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975; phần 5 là báo chí Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay.
Lễ ký kết Bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Bảo tàng Báo chí Việt Nam với 2 cơ sở đào tạo báo chí lớn |
Các không gian trưng bày được bố trí trên diện tích gần 1500m2, được khai thác triệt để trên các diện trưng bày khác nhau… Một số điểm nhấn trong các không gian trưng bày: Hình tượng Bút sen ở gian khánh tiết, Bục kim cương ở gian 1865 – 1925; báo chí chiến khu gian 1945 – 1954; làm báo dưới hầm gian 1954 – 1975; khu vực “Tưởng niệm các nhà báo đã ngã xuống vì Tổ quốc và Nhân dân”, Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam…
Chiều cùng ngày, cũng đã diễn ra Lễ ký kết Bản ghi nhớ thoả thuận hợp tác chiến lược giữa Bảo tàng Báo chí Việt Nam với 2 cơ sở đào tạo báo chí lớn là Viện đào tạo Báo chí và Truyền thông (Trường Đại học KHXH & NV) và Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong việc đào tạo và trao đổi học thuật cũng như thực tiễn hoạt động nghiệp vụ báo chí, hỗ trợ lẫn nhau về giảng dạy, nghiên cứu, xây dựng và phát triển các chương trình hợp tác khác…