Lợi dụng vấn đề môi trường để kích động chống phá Nhà nước
Lợi dụng vào những sự việc này, truyền thông hải ngoại, nhiều trang phản động, cộng động “xã hội dân sự” trong nước xuyên tạc, vu cáo, kích động, lỗi kéo, kêu gọi biểu tình nhằm gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Trên các đài BBC, RFA, VOA, các trang mạng, blog của các tổ chức, phần từ phản động lợi dụng tập trung khai thác, phân tích, thông tin dẫn dắt dư luận theo chiều hướng tiêu cực. Họ lợi dụng vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm nguồn nước vừa qua để xuyên tạc, nói xấu, bôi nhọ, quy kết thành vấn đề chính trị.
Các phần tử này đặt vấn đề: húng ta sẽ phải sống ra sao, con trẻ sẽ phải chịu đựng ô nhiễm đến khi nào? Nhân dân không thể không trông cậy chính quyền. Họ trả lương cho chính quyền để chính quyền bảo vệ họ. Đừng để dân phải nai lưng đóng thuế nuôi bộ máy nhà nước, rồi sau đó họ phải làm hết mọi việc, từ phát hiện vấn đề, nói lên thực trạng, rồi rốt cuộc phải tự mình giải quyết. Họ quy kết Nhà nước che dấu, bưng bít thông tin về vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, nước sạch.
Viện dẫn một vài ý kiến cá nhân, một số phương tiện truyền thông quốc tế đăng bài, dẫn lại, cho rằng “Người nước ngoài rời bỏ Hà Nội vì môi trường”… Đặc biệt các tổ chức “xã hội dân sự” lợi dụng vấn đề này cho rằng Nhà nước bỏ mặc người dân, họ kêu gọi, tổ chức tụ tập, biểu tình tại Nhà Thờ lớn Hà Nội, gây mất an ninh, trật tự trên địa bàn.
Một trong các dữ liệu về môi trường không khí được họ dẫn nhiều để phân tích tình trạng ô nhiễm ở Việt Nam là dữ liệu, số liệu của IQAir AirVisual (một tổ chức theo dõi, đánh giá chất lượng không khí trên toàn thế giới, được thành lập 2015, có trụ sở ở Thụy Sĩ, Mỹ và Trung Quốc).
Trên các phương tiện truyền thông, đại diện IQAir AirVisual cho biết, tại Việt Nam đơn vị này thu thập dữ liệu từ 14 trạm kiểm soát không khí, gồm có 10 trạm thuộc chính phủ. Đó là mạng lưới quản lý chất lượng không khí Hà Nội, Trung tâm quan trắc môi trường miền Bắc, Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội và các tổ chức phi chính phủ.
Tại TP Hồ Chí Minh, IQAir AirVisual có dữ liệu từ 7 trạm gồm Lãnh sự quán Mỹ và các tổ chức phi chính phủ, các đối tác của AirVisual. Ở mỗi trạm, các chỉ số được thu thập theo thời gian thực, chất ô nhiễm được đo và dựa theo Chỉ số chất lượng không khí của Mỹ (U.S. Air Quality Index value).
Tuy vậy, trước những thông tin do IQAir AirVisual cung cấp về chất lượng không khí đáng báo động của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, đặc biệt theo chỉ số của đơn vị này thông báo chất lượng không khí tại Hà Nội có ngày là ô nhiễm nhất thế giới.
Trên nhiều phương tiện truyền thông và cộng đồng mạng, nhiều người cho rằng độ tin cậy không cao về kết quả đo của đơn vị này.Bởi theo nhiều người, IQAir AirVisual vẫn chưa cung cấp được một cách đầy đủ cách thức mà họ đánh giá chất lượng không khí. Hơn thế nữa, để đánh giá chính xác chất lượng không khí của một thành phố, cần phải so sánh số liệu từ nhiều trạm, với mỗi trạm được đo vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày.
Được biết, IQAir AirVisual còn sử dụng kết quả đo từ các khách hàng là cá nhân, tổ chức mua thiết bị đo của hãng. Độ tin cậy của dữ liệu từ nguồn này thường thấp vì không thường xuyên được bảo dưỡng và hiệu chuẩn để tăng độ chính xác. Mặt khác, AirVisual còn sử dụng số liệu không phải từ trạm đo thực tế mà thông qua ảnh vệ tinh.
Theo các chuyên gia môi trường, điều này đã dễ dẫn tới sự sai lệch nhất định trong số liệu. Ngoài ra, điều người ta còn nghi ngờ bởi ngay trên website chính thức của IQAir AirVisual giới thiệu, quảng cáo rất nhiều sản phẩm của công ty này chuyên cung cấp các sản phẩm liên quan đến môi trường, bảo vệ sức khỏe, như phần mềm ứng dụng chất lượng không khí trên các nền tảng công nghệ, các sản phẩm tự động hóa chất lượng không khí tòa nhà, mặt nạ không khí, máy lọc không khí….
Nhiều người đặt câu hỏi tính minh bạch, tin cậy của dữ liệu mà đơn vị này đưa ra là thế nào trong bối cảnh số liệu đó có tác động, liên hệ trực tiếp đến thị phần, thị trường, doanh thu các sản phẩm của công ty này.
Bên cạnh đó, liên quan đến vụ việc đổ dầu thải gây ô nhiễm nguồn nước sông Đà, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam các đối tượng để điều tra về tội “Gây ô nhiễm môi trường”, theo quy định tại Điều 235, BLHS. Hiện Công an tỉnh Hòa Bình đang thu thập các tài liệu, củng cố chứng cứ để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Nói vậy không có nghĩa là phủ nhận hay bao biện cho thực trạng ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước sạch sông Đà diễn ra trong những ngày vừa qua mà theo số liệu của các cơ quan chức năng Việt Nam là ảnh hưởng trực tiếp, nguy hiểm, nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Đây là những sự việc thực tế đáng báo động. Đối với vấn đề ô nhiễm không khí, để đánh giá đúng tình hình, các cơ quan đang tích cực theo dõi, thu thập số liệu quan trắc, phân tích số liệu, tìm ra nguyên nhân và có giải pháp hữu hiệu để xử lý, phòng ngừa và chăn chặn.
Đối vụ án đổ dầu gây ô nhiễm nguồn nước sông Đà, cơ quan chức năng, người dân đang có biện pháp tích cực để xứ lý, khắc phục, đồng thời khẩn trương làm rõ vụ án và đưa các đối tượng phạm tội ra xét xử theo quy định của pháp luật.
Mỗi người dân, với tư cách là một công dân có trách nhiệm, trước những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường đều có thể lên tiếng, góp ý, phản ánh mang tính xây dựng với chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước theo đúng chức năng nhiệm vụ mà pháp luật quy định.
Những ý kiến xác đáng, tinh thần xây dựng đều được Nhà nước, cộng đồng, ghi nhận, tiếp thu để giải quyết, xử lý tình hình đảm bảo cuộc sống của người dân tốt hơn, hoạt động của chính quyền, hệ thống chính trị hiệu lực, hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân tốt hơn.
Tuy nhiên, lợi dụng vào những vấn đề này để tuyên truyền xuyên tạc với mục đích “diễn biến” tình hình theo chiều hướng tiêu cực, kích động, kêu gọi, tổ chức biểu tình gây mất an ninh, trật tự thì phải lên án, đấu tranh, ngăn chặn.
Có thể thấy thủ đoạn của họ là lợi dụng vấn đề môi trường để tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Họ tập trung khai thác, cố tình “thổi phồng” vấn đề, thông tin một cách có chủ đích, xuyên tạc “người nước ngoài chạy khỏi Việt Nam vì ô nhiễm môi trường” để làm méo mó hình ảnh Việt Nam trong mắt bè bạn, cộng đồng quốc tế; kích động một bộ phận quần chúng nhân dân tổ chức khiếu kiện, tụ tập biểu tình, gây mất an ninh trật tự, thủ đoạn của họ là tạo ra điểm nóng, bất ổn để “đục nước béo cò”.
Họ quy kết Nhà nước bưng bít thông tin, chính quyền thờ ơ với đời sống người dân; mục đích của họ là phủ nhận sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước trong vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tác động biến đổi khí hậu, hòng làm mất niềm tin, chia rẽ giữ Đảng, Nhà nước với nhân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Qua theo dõi và nắm tình hình, trong những ngày vừa qua, các tổ chức núp bóng “xã hội dân sự” gọi là “đấu tranh vì môi trường” lợi dụng tình hình trên để mượn cớ đẩy mạnh các hoạt động sai trái, họ phân công tổ chức tuyên truyền trên các mạng xã hội, các trang hải ngoại để xuyên tạc; kêu gọi, tổ chức tụ tập đông người, biểu tình chống phá chính quyền. Họ xác định, môi trường là vấn đề tác động trực tiếp đến đời sống hằng ngày, là lĩnh vực được được người dân đặc biệt quan tâm.
Do vậy ngoài vấn đề dân chủ, nhân quyền, vấn đề môi trường được các phần tử này lựa chọn là một trong những mũi nhọn để đẩy mạnh các hoạt động chống phá, triệt để lợi dụng bởi dễ thu hút dư luận, dễ kích động, lôi kéo, tập hợp lực lượng như thực tế đã diễn ra qua sự cố môi trường các tỉnh miền Trung nước ta.
Qua đây cần nhận diện rõ sự thật, một mặt quan tâm xử lý tốt những bất cập về môi trường để phát triển bền vững, đảm bảo môi trường sinh thái đối với cuộc sống người dân. Song bên cạnh đó cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn của truyền thông xuyên tạc, các hội,nhóm, phần tử cơ hội, phản động núp bóng vấn đề môi trường để phá hoại an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.