16 năm suy tàn của bóng đá Nam Mỹ

Thứ Bảy, 07/07/2018, 11:58
Sau thất bại 1-2 của Brazil trước Bỉ, Nam Mỹ đã không còn một đại diện nào tại vòng bán kết World Cup 2018. Và nếu nhìn lại lịch sử của giải đấu lớn này trong vòng 16 năm qua đây không phải là điều bất ngờ.


Với việc Brazil bị loại cuộc đua tại World Cup 2018 giờ đây đã chuyển thành một phiên bản giải vòng chung kết châu Âu với các tên tuổi như Anh, Bỉ, Pháp, Nga, Croatia, Thụy Điển. Chiếc Cup vàng danh giá sẽ ở lại với lục địa già cũng đồng thời thêm một lần đánh dấu sự vượt trội của bóng đá Châu Âu với Nam Mỹ và phần còn lại của thế giới.

Kể từ năm 2002 khi đội tuyển sắc áo vàng - xanh lên đỉnh tại châu Á với chức vô địch thế giới lần thứ 5 của họ bóng đá Nam Mỹ gần như đã chiếm ưu thế hoàn toàn trước các đại diện châu Âu. Tuy nhiên sau đó liên tục 16 năm qua với 4 kỳ World Cup những đội bóng Nam Mỹ đều không thể leo đến đỉnh vinh quang.
Brazil nói chung và bóng đá Nam Mỹ nói riêng cần một cuộc cải tổ sau những thất bại vừa qua. Ảnh: R
Nếu  nhìn lại lịch sử đây quả là một quãng thời gian rất dài đối với khu vực vốn sản sinh hàng loạt các huyền thoại của làng túc cầu thế giới. Tính từ World Cup 1950 đến năm 2002, đều đặn cứ 8 năm một lần lại có một đội bóng khu vực Mỹ La tinh nắm giữ ngôi vị thống soái thế giới.

Và thực sự họ cũng đã tạo ra một loạt các kỷ lục mà đến giờ vẫn chưa có đội bóng nào san bằng được. Brazil với hai kỷ nguyên đỉnh cao 1958-1970 và 1994-2002 đã có đến 5 chức vô địch thế giới, cộng với  2 lần hạng nhì (1950 và 1998) và 2 lần hạng ba (1938 và 1978) được xem là quốc gia thành công nhất thế giới trong môn thể thao vua.

Xen giữa những quãng thời gian huy hoàng của bóng đá xứ Samba là hai lần 2 lên đỉnh thế giới của Argentina (1978-1986). Đội bóng xứ Tango cũng tạo ra cặp đấu huyền thoại với Đức khi hai lần liên tiếp vào đến trận chung kết.

Nhưng sau những thành công đó giờ đây bóng đá Nam Mỹ dường như đang gặp khủng hoảng thực sự. Tại World Cup 2006, Brazil lúc đó là đương kim vô địch được coi là ứng viên hàng đầu lại bất ngờ gục ngã trong trận tứ kết trước đội thủ "kỵ dơ" Pháp. 

Một đại gia khác của Nam Mỹ là Argentina lại tiếp tục nối dài thêm chuỗi trận đáng buồn trước cỗ xe tăng khi thua trong loạt sút luân lưu cũng tại vòng tứ kết. Giải đấu sau đó cũng giống như hiện nay trở thành cuộc đua nội bộ của lục địa già.  

Mùa hè Nam Phi bốn năm sau đó, dưới cái nóng khắc nghiệt của lục địa đen tưởng chừng như các đội bóng Nam Mỹ có được cơ hội khi tai vòng tứ kết họ có tới 4 đại diện trong khi châu Âu chỉ có 3. Tuy nhiên rốt cục chỉ có Uruguay vào tới bán kết và kết thúc giải đấu ở vị trí thứ 4.

4 năm sau trên sân nhà, bóng đá Nam Mỹ cũng gặp thiên thời khi rất nhiều đại diện châu Âu tỏ ra không thể thích nghi nổi với khí hậu của Brazil. Tuy nhiên trong giải đấu đó người ta lại chứng kiến một đội bóng châu Âu khác làm nên lịch sử. 
Cầu thủ Uruguay khóc trong trận đấu với Pháp khi biết cơ hội đi tiếp không còn dù chưa hết giờ thi đấu. Ảnh: AP.

Joachim Low và các học trò có chiến thắng hủy diệt 7-1 trước chủ nhà rồi trong trận chung kết đánh bại Messi và các đồng đội bằng bàn thắng trong hiệp phụ để trở thành đội bóng đầu tiên của lục địa già vô địch thế giới tại Nam Mỹ.

Như vậy 16 năm qua thành tích tốt nhất của bóng đá Nam Mỹ tại 4 kỳ World Cup chỉ là vị trí á quân của Argentina. Nguyên nhân nào khiến một trong như khu vực bóng đá phát triển bậc nhất thế giới lại bất ngờ sa sút đến thế sau chuỗi thời gian dài thành công.

Một trong những nguyên nhân dễ nhận thấy nhất là quá trình thi đấu không thành công của hai đội bóng mạnh nhất tại khu vực này là Brazil và Argentina. Brazil sau chuỗi thành công 1994-2002 không còn là chính mình nữa dù họ vẫn có đó những ngôi sao thuộc hàng đẳng cấp thế giới như Neymar, Coutinho.... 

Argentina với sự "vô duyên" của Messi trong màu áo đội tuyển quốc gia đã lần lượt nhìn chức vô địch thế giới hết lần này đến lần khác lảng tránh họ. Dù đã có lúc họ tưởng như đã rất gần chiếc Cup vàng danh giá như trong trận đấu tại  Maracanã 4 năm trước. 

Điểm chung của cả hai đội bóng lớn tại khu vực Mỹ La tinh tại các giải trước năm 2018 là khi họ quá phụ thuộc vào các cá nhân xuất sắc như Messi hay Neymar mà không thể hình thành một lối chơi thực sự nhằm phát huy hết các khả năng của những thành viên khác. 

Bóng đá trong thế kỷ 21 đánh dấu sự chuyển mình vĩ đại mà ở đó sẽ không còn đất diễn cho các đội bóng một người kiểu như Diego Maradona đã một mình dẫn dắt các vũ công tango tại Mexico năm 1986 nữa.

Một điểm khác nằm ở cơ cấu vận hành của thế giới bóng đá hiện tại. Châu Âu nơi có hàng loạt các giải vô địch quốc gia hấp dẫn hàng đầu thế giới thu hút các anh tài khắp nơi về hội tụ. Các cuộc đua tranh giúp những đội tuyển quốc gia nhanh chóng phát hiện và tuyển chọn được những cá nhân xuất sắc cho đội bóng của mình.

Không những thế thế kỷ 21 còn chứng kiến làn sóng đầu tư khổng lồ vào bóng đá tại lục địa già. Những  siêu CLB như Real, Barca PSG, Porto... với túi tiền không đáy không chỉ đem về các những siêu sao hàng đầu mà những lò đào tạo của họ cũng sản sinh ra không ít các anh tài cho bóng đá châu Âu.

Lớp dân di cư từ những thập niên trước đó cũng giúp châu Âu sở hữu không ít những tài năng bóng đá kiệt xuất, Zidance, hay Ozil là những ví dụ tiêu biểu... Ngoài ra các quốc gia châu Âu cũng tích cực đào tạo trẻ tạo sân chơi lớn để sớm hình thành và vận hành trơn tru nhiều ekip chiến thắng, đó cũng là nguyên nhân, Tây Ban Nha, Đức thành công trong những kỳ World Cup vừa qua.

Ngược lại Nam Mỹ có gì. Họ không có quá nhiều cầu thủ giỏi trong quá trình đào tạo. Rất nhiều ngôi sao vẫn trưởng thành trên bóng đá đường phố môi trường trước đó đã tạo ra không ít huyền thoại tuy nhiên như đã nói ở trên World Cup giờ đây không có chỗ cho đội bóng một người hoặc những đội bóng quá phụ thuộc nơi một vài cầu thủ.

Trong thế kỷ 20 nhắc tới bóng đá Nam Mỹ là nhắc tới lối chơi hoa mỹ giàu chất kỹ thuật, lối đá tấn công cộng thêm một chút tinh quái là đặc sản của những đội bóng xứ sở Mỹ La tinh. Nhưng giờ đây không khó để bắt gặp một Brazil chơi thực dụng. Một đội bóng từng lấy tấn công làm phòng thủ, sau khi ghi bàn sẵn sàng lui về đổ bê tông ở sân nhà một Uruguay đá hết như phiên bản thu nhỏ của Atletico tại World Cup.

Tại châu Âu, Đức đã mềm hóa lối đá khoa học của mình kể từ World Cup 2006, một cỗ xe tăng vốn nổi tiếng về nền tảng thể lực và kỷ luật thì giờ lại có lúc chơi đầy kỹ thuật. Một Tây Ban Nha với quãng thời gian lên đỉnh thế giới khi đẩy tới giới hạn của lối chơi Tqui-Taca đầy mê hoặc. Châu Âu chuyển mình thành công, ngược lại Nam Mỹ thay đổi nhưng thất bại.

Sau tất cả có lẽ Liên đoàn bóng đá Nam Mỹ cần có một cuộc cải tổ sau 16 năm dài chấp nhận dưới cơ lục địa già. Một cuộc cải tổ đặc biệt là tại cấp CLB để tạo ra nhiều hơn nữa những sân chơi giúp trui rèn các cá nhân và tập thể đủ sức mạnh cho công cuộc tái chinh phục thế giới.

Đ.Dự
.
.
.