Mỹ-Trung "chơi chữ" trong tuyên bố "đình chiến thương mại"

Thứ Ba, 04/12/2018, 08:37

Thị trường chứng khoán toàn cầu đã có dấu hiệu tích cực hôm 3-12 sau khi Mỹ và Trung Quốc đồng ý một lệnh “đình chiên” tạm ngưng cuộc chiến thương mại giữa hai nước, được đàm phán trong bữa tối của các nguyên thủ G20 tại Argentina cuối tuần qua.

Cuộc gặp Mỹ-Trung bên lề G20. Ảnh Reuters.

Tuy vậy, sự khác biệt rõ nét trong ngôn từ được sử dụng trong tuyên bố của mỗi bên liên quan đến lệnh đình chiến này có thể sẽ gây ra nhiều rắc rối khác khi hai nước bắt đầu đàm phán nhằm đánh dấu sự kết thúc vĩnh viễn đối với những căng thẳng trong thương mại.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp kéo dài hơn hai tiếng đồng hồ bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 sau nhiều tháng “trao” nhau những tuyên bố khó nghe về thương mại và áp thuế quan lên lượng hàng trị giá hàng trăm tỷ USD qua lại lẫn nhau.

Sau cuộc họp, cả hai bên đều tuyên bố cuộc họp đã diễn ra thành công, Tổng thống Mỹ cam kết tạm thời chưa áp thêm các biện pháp thương mại chặt chẽ hơn trước khi tiến hành các cuộc đàm phán tiếp theo.

Tuy thế, những ngôn từ được sử dụng trong tuyên bố của chính quyền Trump về thỏa thuận này rất khác với tuyên bố của phía chính phủ Trung Quốc, đắc biệt là những lời hứa của Bắc Kinh về việc mua thêm hàng hóa của Mỹ và khả năng loại bỏ những mức áp thuế hiện nay. Ngay cả thời hạn 90 ngày do chính quyền Trump đưa ra cũng không được tìm thấy trong các tuyên bố truyền thông của Trung Quốc.

Bonnie Glaser, Giám đốc chương trình China Power của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ, cho biết những sự khác biệt này cho thấy còn “rất nhiều điều hiểu nhầm” trong thỏa thuận giữa ông Trump và ông Tập.

“Tôi nghĩ rằng vẫn còn nhiều điều không chắc chắn về những kết quả của cuộc đàm phán này”, bà Glaser cho biết.

Trong tuyên bố của Nhà Trắng có đoạn: “Hai bên đồng ý sẽ cùng cố gắng để hoàn thành quá trình chuyển dịch này trong vòng 90 ngày tới”. Trong khi bên Bộ Ngoại giao Trung Quốc có ghi: “(Cả hai bên) đồng ý không áp thêm các loại thuế mới bổ sung”.

Trước cuộc gặp với ông Tập, ông Trump đã gia hạn chót là 1-1-2019 để tăng thuế đối với lượng hàng hóa trị giá lên đến 200 tỷ USD từ Trung Quốc từ mức 10% lên đến 25%. Mặc dù có vẻ như cuộc đàm phán diễn ra khá tốt đẹp, nhưng vẫn chưa rõ từ những phát biểu trên liệu trung Quốc có nhận ra rằng tối hậu thư của ông Trump chưa bị hủy mà chỉ bị trì hoãn hay không.

Tuyên bố của Nhà Trắng còn nhấn mạnh rằng: “Nếu nhưu đến cuối thời điểm trên, hai bên chưa thể đạt được một thỏa thuận chính thức, mức thế 10% sẽ được tăng lên thành 25%”.

Thực chất của thỏa thuận này cũng khác biệt tùy thuộc vào bản đánh giá mà bạn đọc được. Theo tuyên bố của Mỹ, một phần của thỏa thuận ngừng áp dụng các múc thuế quan nghiêm ngặt hơn là phía Trung Quốc tiến hành mua một lượng hàng “chưa xác định” nhưng cũng “rất đáng kể” của Mỹ ngay lập tức.

“(Trung Quốc sẽ mua) các sản phẩm nông nghiệp, năng lượng và công nghiệp và nhiều mặt hàng khác từ Mỹ nhằm giảm sự mất cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước”, Washington tuyên bố. “Trung Quốc đã đồng ý bắt đầu mua sản phẩm nông nghiệp từ các nông dân của chúng ta ngay lập tức”.

Tuy nhiên, lại một lần nữa, không có bất kỳ sự tham chiếu nào đến việc mua hàng nào trong báo cáo của phía Trung Quốc, mà thay vào đó là báo cáo rằng các bên mong muốn đạt được một “thỏa thuận cụ thể có lợi đôi bên”.

Glaser cho rằng sự thiếu sót này có thể hiểu được rằng “không có vẻ như là ông Tập muốn nói với công dân nước mình rằng ông ấy đang nhượng bộ Mỹ”.

Tuyên bố của Mỹ: “Chủ tịch Tập cũng tuyên bố rằng ông ấy sẵn sàng phê duyệt hợp đồng Qualcomm-NXP vốn trước đây chưa được phê duyệt nếu như nó được trình một lần nữa”. Trong khi đó, phía Trung Quốc không đề cập gì đến vấn đề này.

Đây vốn là một thỏa thuận trị giá hàng tỷ USD mà Bắc Kinh phân vân trước khi nó hoàn toàn sụp đổ vào tháng 7. Hãng sản xuất chip điện từ của Mỹ Qualcomm muốn sáp nhập với đối tác Hà Lan, NXP, một thỏa thuận trị giá lên 44 tỷ USD và lần đầu được công bố tháng 10-2016. Tuy vậy, trước khi nó có thể được xúc tiến, cần có sự chấp thuận từ chín khu vực pháp lý, theo CNN, là Liên minh châu Âu, Hàn Quốc, và quan trọng là Trung Quốc.

Trong bối cảnh gia tăng căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ, Bắc Kinh đã để thời hạn trôi qua và Qualcomm đã phải tuyên bố rằng thỏa thuận này đã không đạt được, đồng thời phải trả 2 tỷ USD tiền phạt.

Sau cuộc gặp giữa ông Trump và ông Tập, Nhà Trắng cho biết thỏa thuận này có thể sẽ được đàm phán lại.

Phía Mỹ nhấn mạnh: “Tổng thống Trump đã đồng ý rằng đến thời hạn 1-1-2019, ông sẽ để mức thuế áp lên lượng hàng hóa trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc ở mức 10%”. Trong khi đó, Trung Quốc lại cho biết: “(Lãnh đạo hai bên) đã chỉ đạo đội ngũ kinh tế của cả hai bên tăng cường đàm phán hướng đến loại bỏ tất cả những mức thuế áp bổ sung”.

Nếu như trong tuyên bố của Trung Quốc, Bắc Kinh thể hiện hy vọng rằng đây sẽ là khởi đầu của sự kết thúc cho cuộc chiến thương mại. “(Lãnh đạo hai bên) đã chỉ đạo đội ngũ kinh tế của cả hai bên tăng cường đàm phán hướng đến loại bỏ tất cả những mức thuế áp bổ sung cũng như đạt được một thỏa thuận cụ thể có lợi cho cả hai bên và cả hai bên đều chiến thắng”, theo Tân Hoa Xã.

Cả ông Tập và cộng sự có thể sẽ nỗ lực hết mình để kết thúc màn áp thuế quan mà theo một số nhà phân tích cho biết rằng cũng có phần nào đó đã làm chậm lại tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và các doanh nghiệp quốc tế hàng đầu đang cân nhắc đưa việc sản xuất ra khỏi nước này.

“Tôi nghĩ rằng phía Trung Quốc đang hy vọng rằng những yếu tố chính trị và kinh tế sẽ hội tụ đầy đủ để thuyết phục được chính quyền Trump xuống nước một chút để Trung Quốc có thể đáp ứng một vài trong các yêu cầu đưa ra”, Glaser cho biết.

Tuy nhiên, dù có hay không một cuộc thảo luận về kết thúc việc áp thuế quan ở Argentina, chưa có bất kỳ một dấu hiệu nào về việc đó trong tuyên bố của Nhà Trắng.

Trong khi vẫn ca ngợi cuộc gặp “rất thành công” và bày tỏ “vinh dự to lớn” khi được làm việc cùng ông Tập, ông Trump chỉ nói rằng việc tăng thuế áp lên mặt hàng của Trung Quốc chỉ là đang tạm thời ngưng trong thời điểm hiện tại.

Duy Tiến
.
.
.