Tương trợ tư pháp và việc truy bắt đối tượng truy nã đỏ
Kênh Interpol tiếp tục khiến nhiều đối tượng phạm tội dù tính đủ kế, trốn xa khỏi lãnh thổ Việt Nam và ngược lại, nhiều kẻ phạm tội ở nước ngoài, đến Việt Nam với các vỏ bọc khác nhau vẫn không thể lọt lưới pháp luật. Năm 2010, Văn phòng Interpol tiếp nhận xử lý 146 lượt thông tin với 22 vụ việc, 26 đối tượng, cá nhân liên quan đến hoạt động tương trợ tư pháp hình sự. Các đơn vị nghiệp vụ Cảnh sát giải quyết tốt một số yêu cầu về tương trợ tư pháp hình sự của Cảnh sát nước ngoài như Mỹ,
Các yêu cầu tương trợ tư pháp chủ yếu liên quan đến các vụ án giết người, bắt cóc tống tiền, rửa tiền, ma túy… của các băng nhóm tội phạm là người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài hoặc những vụ án liên quan đến một số cá nhân, tổ chức người nước ngoài ở Việt Nam.
Kết quả phối hợp điều tra, lấy lời khai, xác minh… của Cảnh sát Việt Nam đã hỗ trợ cho công tác điều tra của cảnh sát nhiều nước và các đơn vị nghiệp vụ trong nước cũng có điều kiện để mở rộng, chủ động điều tra khám phá các băng nhóm tội phạm, các đối tượng thường xuyên câu kết với đối tượng ở nước ngoài để phạm tội.
Đáng chú ý như việc phối hợp với Cảnh sát Vương quốc Anh thực hiện yêu cầu tương trợ liên quan đến việc đấu tranh hoạt động sản xuất ma túy và rửa tiền do Nguyễn Tammy và Nguyễn Trường Chinh thực hiện tại Anh. Theo kết quả điều tra vụ án của Cảnh sát Anh, hai đối tượng trên đã chuyển số tiền lớn về Việt
Liên quan việc phối hợp xử lý đối tượng truy nã và dẫn độ, năm 2010 đã tiếp nhận, xử lý 403 lượt văn bản của 195 vụ việc, 230 đối tượng về hoạt động truy nã, dẫn độ. Các đơn vị nghiệp vụ của Tổng cục Cảnh sát Phòng, chống tội phạm và Công an một số địa phương phát hiện, bắt giữ và bàn giao cho Cảnh sát nước ngoài 13 đối tượng (bị Cảnh sát nước ngoài truy nã). Đồng thời, Việt
Thủ đoạn lẩn trốn của các đối tượng phạm tội người Việt
Các đối tượng người nước ngoài bị truy nã đỏ chủ yếu về các hành vi lừa đảo, giết người tại các nước như Hàn Quốc, Mỹ, Phần Lan, Ấn Độ… Các đối tượng này lợi dụng chính sách mở cửa của Việt Nam để vào Việt Nam lẩn trốn dưới các hình thức khác nhau, sau khi vào Việt Nam đã thực hiện các hoạt động làm ăn, kinh doanh, du lịch nhằm tạo vỏ bọc tránh sự phát hiện của các cơ quan thi hành pháp luật.
Trong số gần 400 lượt thông tin liên quan đến 87 vụ việc, 117 đối tượng về tội phạm hình sự có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, Interpol phối hợp cảnh sát nước ngoài xác minh làm rõ 61 vụ việc, 79 đối tượng hình sự. Kết quả xác minh là các tài liệu quan trọng cho các đơn vị trong phòng ngừa, đấu tranh với các hoạt động phạm tội về hình sự. Mới đây là cuộc truy bắt đối tượng truy nã Nguyễn Thiệu Quý, 37 tuổi, trú tại Nguyên Khê (Đông Anh, Hà Nội). Quý có lệnh truy nã đặc biệt về tội giết người của tổ chức Interpol.
Vấn đề nổi cộm tội phạm hình sự xuyên biên giới là hoạt động buôn bán phụ nữ trẻ em qua biên giới với thủ đoạn cũ: lừa đảo phụ nữ tại các vùng quê đưa sang Trung Quốc để tìm việc nhưng thực chất là bán vào các ổ mại dâm tại các tỉnh giáp biên của nước này. Thủ đoạn làm quen với các nạn nhân trên mạng Internet (chủ yếu là các cháu vị thành niên) cũng đang được các đối tượng triệt để khai thác. Điển hình vụ truy tìm và giải cứu nạn nhân Đỗ Thị Bình bị lừa bán sang Trung Quốc, sau đó Cảnh sát Trung Quốc đã tiến hành bàn giao nạn nhân cho phía Việt
Trong năm 2010 cũng nổi lên hoạt động làm giả các loại giấy tờ để xin thị thực của các Đại sứ quán nước ngoài tại Việt
Cho đến nay, Việt