Đường đi của chất thải độc hại vào nguồn nước sạch sông Đà
- Các đối tượng đã đổ chất thải gây ô nhiễm nguồn nước Sông Đà như thế nào?
- Bắt 2 đối tượng liên quan đến việc đổ dầu gây ô nhiễm nguồn nước sông Đà
- Thông tin thêm về vụ xả trộm dầu thải xuống đầu nguồn nước sông Đà
Ngày 18-10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đã bắt giữ hai đối Nguyễn Chương Đại (SN 1994), trú xã Xuân Lâm, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh và Hoàng Văn Thám (SN 1986), trú xã Chi Lễ, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.
Thượng nguồn khe suối cung cấp nguồn nước cho Nhà máy nước sông Đà bị dầu thải gây ô nhiễm nặng nề (ảnh Trần Bách) |
Đến ngày 8-10, cả 3 đối tượng sử dụng 2 xe ô tô nêu trên chở chất thải lên địa bàn xóm Quyết Tiến, xã Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình tiến hành xả chất thải, sau đó bỏ trốn.
Hai xe ô tô nghi vấn liên quan việc xả chất thải gồm xe ô tô tải biển kiểm soát 99C-08783 thuộc Công ty TNHH TM và vận tải du lịch Minh Phương, có địa chỉ tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, trong lĩnh vực kinh doanh của Công ty được thu gom chất thải không nguy hại; Xe ô tô 4 chỗ ngồi biển kiểm soát 89A-13766, chủ phương tiện là N.V.Q, có địa chỉ tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
Hôm 17-10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Chương Đại và Hoàng Văn Thám để điều tra; tạm giữ xe ô tô 4 chỗ ngồi biển kiểm soát 89A-13766.
Trong khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đang tích cực điều tra thì Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam cũng khẩn trương tiến hành các biện pháp xử lý ô nhiễm.
Tính đến hết ngày 18-10, 20 điểm lọc dầu đã được lắp đặt hoàn thiện trên suối, kênh dẫn và hồ Đầm Bài
Khử trùng và rải bột vi sinh. (Ảnh: PV/Vietnam+) |
Giải thích về phương pháp này, ông Phạm Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam cho biết: “Bột vi sinh này không gây ảnh hưởng đến nguồn nước. Khi được rải xuống, vi sinh vật trong trạng thái ngủ, khi gặp dầu sẽ ‘tỉnh dậy’ và ‘ăn dầu’ sau đó phân hủy dầu thành khí cacbonic và nước mà không nhả lại môi trường.”
“Bản chất bột vi sinh là xơ bông, sau khi hút và xử lý dầu sẽ tự phân hủy và mục đi thành phân bón cho đất, tốt cho đất và cây trồng,” ông Sơn nói thêm.
Hiện tại, bột vi sinh đã được các cán bộ của trung tâm rải từ vị trí dầu thải bị đổ trộm xuống tới mặt suối Trầm. Ngoài ra, một số khu vực khác cũng đã được xử lý theo phương pháp tương tự.