Kia
Mobifone

Điệp viên không bị kết án

Chủ Nhật, 20/12/2020, 14:07
Vào ngày 11 tháng 9 năm 1999, chính phủ Anh đã tiết lộ một vụ gián điệp cho thế giới bên ngoài. Người phụ nữ 87 tuổi, Melida Norwood đã làm việc cho KGB của Liên Xô trong hơn 40 năm từ những năm 1930 đến những năm 1970.

Khi còn là một điệp viên, bà Melida đã thu thập một lượng lớn tin tức tình báo quân sự của Anh và Mỹ rồi bí mật cung cấp cho Moscow. Thời gian đó, Mỹ đã bị rò rỉ nhiều bí mật về vũ khí hạt nhân ở Tây Âu và hóa ra đó là tuyệt phẩm của Melida Norwood.

Phía Anh chỉ muốn tìm hiểu xem “Bà nội điệp viên” này chỉ là một phụ nữ bình thường nhưng tại sao bà ta lại “thần thông quảng đại” như vậy? Tại sao tổ chức chống gián điệp lại không thể phát hiện được một người đã hoạt động gián điệp hơn 40 năm? Nữ điệp viên này như một người tàng hình mấy chục năm mà không bị lộ? Đây là chuyện không hề đơn giản và có thể gọi là một kỷ lục.

Nữ điệp viên kỳ cựu này có mật danh là “Hora”, bà đã rời tổ chức gián điệp được 20 năm. Mới đây, học giả Ander của Đại học Cambridge đã liệt kê một cuốn sách về sự nghiệp điệp viên ông Mitrokin, một người Nga đào tẩu sang phương Tây năm 1992 và “Hola” đã bị “hiện hình” trong kho hồ sơ lưu của KGB, việc này đã làm các nhà chức trách Anh vừa xấu hổ vừa bực tức.

“Điệp viên bà nội” Melida Norwood.

“Thế hệ thứ hai hay thứ ba của Hora là ai? Đây là trọng tâm của vụ án này”. Người ta nói rằng trong những năm hoạt động của Hora, gần một nửa bí mật về vũ khí hạt nhân do Hoa Kỳ cung cấp cho Anh đã bị phía Liên Xô nắm được. 

Từ những thông tin có được, người ta biết rằng công việc chính của Hora là giải mã mật mã. Cô ấy là một phụ nữ được sinh ra bởi một người tị nạn Latvia và một người vợ là người Anh. Cô ấy có mật danh là “Hora” làm việc cho KGB và là bậc thầy về bẻ khóa mật mã.

Trong những năm đó, KGB đã thuê những điệp viên nước ngoài chuyên thu thập thông tin tình báo quân sự phương Tây, có rất nhiều điệp viên dưới mật danh “Ho” chuyên giải mã mật mã. Ở Pháp có Hodo, Ba Lan có Hova, Anh có Homer, đều là những điệp viên từng gây sóng gió, Hora và Homer từng là điệp viên hợp tác với nhau. 

Homer nguyên là thư ký thứ nhất của Đại sứ quán Anh tại Mỹ, tên thật là McLean, ông như có phép giấu mình và có thể giải mã được các bức điện mật liên lạc giữa Thủ tướng Anh Churchill và Tổng thống Mỹ Truman, nhiều bí mật quân sự của Anh và Mỹ đã được ông giải mã và gửi cho KGB. Lúc đó Điện Kremlin đang rất cần những bí mật về hạt nhân Mỹ và họ đã thu được rất nhiều thông tin tình báo bằng con đường này.

Một ngày của năm 1949, các nhân viên FBI đã chặn được thông tin liên lạc bằng mật mã giữa lãnh sự quán Liên Xô ở New York và Moscow và họ giải mã thành công đã phát hiện ra một điều kinh ngạc. Homer đã thu thập được một số lượng lớn các liên lạc bí mật giữa Nhà Trắng và nhà số 10 Phố Downing, những hành động của ông đã gây ra chấn động lớn trong thế giới phương Tây. Cơ quan gián điệp của Anh và Mỹ đã không kịp thời tìm ra “Hora” là ai và McLean đã trốn thoát sau khi biết có động. Ông trở về Anh trong kỳ nghỉ, sau đó đi tàu hơi nước băng qua eo biển Manche sang Pháp chuyển sang Đông Âu và cuối cùng đến Moscow. Cuộc chạy trốn của ông diễn ra suôn sẻ và bí ẩn, ông được các nhân viên KGB bí mật bảo vệ, thậm chí người ta còn nói rằng người Anh cố tình để ông đi vì việc xét xử ông sẽ chỉ khiến nhà chức trách rơi vào tình thế xấu hổ. Sau này người ta mới biết Homer và Hora có quan hệ với nhau.

“Sự cố Hora” cho mọi người biết rằng KGB kiểm soát chặt chẽ mạng lưới gián điệp ở nước ngoài. Các điệp viên nước ngoài mà họ tuyển dụng hầu hết là những gián điệp kỳ tài. Mặc dù Hora hoạt động ở Anh nhưng do sự hợp tác quân sự chặt chẽ giữa Anh và Mỹ nên bà có thể thu thập được thông tin tình báo của quân đội Mỹ và cung cấp những bí mật này cho KGB.

Trong những năm 1940 và 1950, hai bí mật quân sự lớn của Hoa Kỳ là quá trình phát triển bom nguyên tử và chương trình chống tên lửa Neike Zeus đã bị lộ. “Dự án Zeus” sau này gần như buộc phải sụp đổ. Thời gian đó các nhân viên phản gián Mỹ chưa tìm ra ai đã cung cấp những bí mật này cho Liên Xô. Ngày nay, người Mỹ muốn biết mối liên hệ giữa sự kiện Hora với những bí mật về bom nguyên tử và chương trình chống tên lửa của họ đã bị lộ.

Hoa Kỳ bắt đầu phát triển hệ thống chống tên lửa thế hệ đầu tiên vào những năm 1950, chương trình này đã chi hơn 1 tỷ đôla để chế tạo tên lửa Nike Zeus. Năm 1959 nó đã được thử nghiệm thành công tại White Sands ở New Mexico và trở thành hệ thống phòng thủ an ninh quốc gia chính của Hoa Kỳ. Không lâu sau, một tin không vui đã đến là Liên Xô đã làm chủ được hầu hết công nghệ của “Dự án Zeus” nên nó không còn là vũ khí bí mật nữa. Tổng thống Eisenhower đã định ngừng phát triển nó, năm 1961, ông Kennedy vào Nhà Trắng và giữ nguyên kế hoạch này cho đến giữa những năm 1970.  

Làm thế nào mà “Dự án Zeus” bị rò rỉ vẫn luôn là một bí ẩn, bây giờ nhiều người cho rằng sự kiện này có liên quan đến Hora. Những năm 1950 cô làm việc trong một viện nghiên cứu kim loại của Anh và được tiếp cận những thông tin tình báo về quá trình phát triển bom hạt nhân và tên lửa. Viện nghiên cứu này đã hợp tác với Hoa Kỳ về nghiên cứu và cải tiến kim loại dùng để chế tạo tên lửa Nike Zeus.

Việc rò rỉ hệ thống chống tên lửa thế hệ đầu tiên của Mỹ đã cho phép Liên Xô nhanh chóng phát triển tên lửa chống đạn đạo có vành cao su nổi tiếng, tên lửa này lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc diễu hành trên Quảng trường Đỏ kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười năm 1964 gây chấn động toàn cầu.

Điệp viên có mật danh Hora là con của một người tị nạn từ Latvia thuộc Liên Xô cũ, trong khi Maurice Cohen, con trai của một người Ukraine ở New York lại nắm trong tay những bí mật về việc Mỹ phát triển “Dự án bom nguyên tử Manhattan”. Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Liên Xô Kurchetov từng nói: “Liên Xô chế tạo được bom nguyên tử vào năm 1949 một nửa là nhờ thành quả của các cơ quan tình báo và không thể thiếu công lao của các điệp viên ở nước ngoài”.

Maurice Cohen được cơ quan gián điệp Liên Xô tuyển dụng làm điệp viên ngay từ năm 1938. Người lãnh đạo điệp viên đã chỉ thị cho anh ta thu thập thông tin tình báo về quá trình phát triển bom nguyên tử của Mỹ. Anh ta xúi giục một nhà khoa học có mật danh là “Perseus” đánh cắp tài liệu quan trọng về dự án bom nguyên tử tuyệt mật này. Maurice Cohe tham gia vào “Dự án Manhattan”, còn vợ của anh là Rona, một điệp viên KGB. Cô nhiều lần thâm nhập vào các khu vực quan trọng và nhạy cảm, thu thập thông tin tình báo từ đấy giải quyết một phần vấn đề “phân hạch hạt nhân” cho Liên Xô.

Ngày 16-7-1945, Mỹ thử quả bom nguyên tử đầu tiên trên sa mạc New Mexico đã báo hiệu kỷ nguyên bom nguyên tử ra đời thì Liên Xô đã nắm được hầu hết các bí mật.

Vào đầu năm 1925, lúc đó Hora 25 tuổi, được cơ quan gián điệp của Liên Xô tuyển dụng làm “điệp viên màu hồng” và điệp viên độc nhất vô nhị với phong cách của một phụ nữ vùng Baltic này đã lập nhiều thành tích cho KGB. Những đặc điểm của Hora được ghi trong tài liệu lưu trữ của KGB “Mặc dù Hora có sắc đẹp nhưng trong rất nhiều gián điệp, cô ấy không dựa vào sắc đẹp của mình mà giành chiến thắng bằng kỹ thuật. Cô có những xúc giác tình báo hơn người, thông minh phi thường và là một chuyên gia chụp ảnh trộm các tài liệu mật”.         

Ngay sau khi Hora gia nhập KGB, cô được giao nhiệm vụ theo dõi tung tích của cơ quan nghiên cứu của Anh sang Mỹ và Canada để thu thập thông tin tình báo. Trước và sau khi Chiến tranh thế giới thứ II, Anh biết rằng mình sẽ thua Đức Quốc xã và đã chuẩn bị kế hoạch cho điều tồi tệ nhất nên nước này đã chuyển lực lượng nghiên cứu khoa học chính  sang Mỹ và Canada để bảo vệ sức mạnh.

Năm 1943, Anh và Mỹ tăng cường hợp tác và đạt được thỏa thuận về hợp tác năng lượng hạt nhân. Các điệp viên KGB theo dõi chặt chẽ công việc này vì Moscow cho rằng “Anh tìm cách thống trị châu Âu và không thể coi thường mối đe dọa từ Liên Xô, các điệp viên KGB đã được chỉ định thu thập thông tin tình báo trong lĩnh vực này, và Hora là người nổi bật hơn cả”.

Trụ sở MI-5 bên dòng sông Thames.

Sau chiến tranh, các cơ sở nghiên cứu khoa học của Anh ở Mỹ và Canada được đưa về nước và tiếp tục bí mật phát triển bom nguyên tử. Sau khi Liên Xô thử thành công bom nguyên tử vào năm 1949, KGB đã đệ trình báo cáo phân tích lên Điện Kremlin trong đó nêu rõ trong vòng ba năm Anh sẽ trở thành nước thứ ba có vũ khí hạt nhân. KGB đưa ra dự đoán trên dựa trên thông tin tình báo do điệp viên ở Anh cung cấp. Những thông tin KGB đưa ra khá chính xác, bao gồm:

Năm 1946, Hoa Kỳ và Anh đạt được một thỏa thuận bí mật để chia sẻ các mỏ giàu uranium bất hợp pháp ở Congo, Anh cũng xây dựng một lò phản ứng plutonium ở Winkel.

Năm 1948, Vương quốc Anh bắt đầu tinh chế và làm giàu uranium. Bắt đầu từ năm 1948, chuyên gia bom nguyên tử người Anh William Penney bỗng trở thành một người bận rộn, ông thường xuyên đến cơ sở nghiên cứu hạt nhân ở Berkshire và được các mật vụ bảo vệ rất nghiêm ngặt, ông được coi như cha đẻ của bom nguyên tử Anh. Đúng như dự đoán, Anh đã thử nghiệm thành công quả bom nguyên tử đầu tiên tại Australia vào ngày 3-10-1952.

Ngày 20-2-1999, Bộ Tư pháp Anh thông báo rằng “Cựu điệp viên KGB 87 tuổi Melida Norwood sẽ được miễn truy tố”, bốn người khác bị lộ từ “Hồ sơ Mizokhin” đều không bị truy tố.

Luật sư người Anh Rose Croanston tuyên bố trong một văn bản trả lời Hạ viện rằng “Bất kỳ cuộc truy tố nào cũng sẽ thất bại, nếu tiếp tục điều tra năm vụ án gián điệp này sẽ hoàn toàn sai lầm, cơ quan tư pháp đã quyết định miễn truy tố”. Norwood nói rằng quyết định này khiến bà Norwood rất “bất ngờ” nhưng bà từ chối bình luận cụ thể về việc này.

Hiện tại người điệp viên già này đã lên chức bà ngoại đang sống một mình ở Nam London. Tháng 9 năm ngoái, cuốn sách “Hồ sơ Mizokhin” được xuất bản dựa trên một số lượng lớn tài liệu của KGB do cựu quan chức KGB Vasily Mizokhin mang theo khi ông đào tẩu sang phương Tây năm 1992 đã đưa ra ánh sáng nhiều điệp viên Anh làm việc cho KGB. Bà Norwood công khai thừa nhận rằng bà là điệp viên quan trọng nhất được KGB tuyển mộ. Bà đã làm việc cho KGB trong 40 năm và cung cấp cho Liên Xô một lượng lớn thông tin quan trọng về quả bom nguyên tử do Anh sản xuất. Bà cũng nói rằng bà không hề hối hận và nếu để cho bà được lựa chọn lại, bà vẫn làm như vậy.

Vì lý do này, ông Straw, Bộ trưởng Nội vụ Vương quốc Anh cho biết rằng bà Norwood đã công khai thừa nhận rằng bà đã phản bội quê hương của mình trên chương trình truyền hình của BBC, nên bà bị tòa án xét xử. Nhưng luật sư Croanston nói rằng những sự thật mà bà Norwood thú nhận trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình không thể được dùng làm bằng chứng trước tòa và hầu như không có hy vọng thu được bằng chứng để có thể được tòa chấp nhận.

Theo quan điểm này, người tự xưng là “Bà nội điệp viên màu hồng” có lòng giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa này sẽ tiếp tục tự do sống cho đến khi về già. 

Nguyễn Đình Thiêm (Theo “Xinhuanet.com”)